Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng ngoại lạc quan về kinh tế Việt Nam

Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered (SCB) Việt Nam-ông Louis Taylor (ảnh) cho rằng, thách thức đối với Việt Nam trong năm nay là vấn đề lạm phát, sự mất niềm tin vào đồng tiền và thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, SCB vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và nhìn thấy nhiều cơ hội tăng trưởng tại đây.

SCB tin rằng, Việt Nam là 1 trong 3 nền kinh tế châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 cao hơn so với năm 2010.

Xin cho biết nhận định của ông về nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng của Việt Nam năm nay?

SCB đã liệt kê nhóm các nước gọi là "Câu lạc bộ 7%" với các nước thành viên là những nước hy vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% hoặc hơn trong 10 năm tới. Đây là một tốc độ tăng trưởng ấn tượng và Việt Nam là một thành viên trong câu lạc bộ đó.

Điều đó cũng có nghĩa, chúng tôi nhìn thấy cơ hội tăng trưởng ở Việt Nam và đương nhiên cùng với đó có cả những thách thức như vấn đề lạm phát, sự mất niềm tin vào đồng tiền và thâm hụt thương mại.

Mặc dù vậy, SCB vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội tăng trưởng tại đây. Thực tế mà nói, chúng tôi tin rằng, Việt Nam là 1 trong 3 nền kinh tế châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 cao hơn so với năm 2010.

Còn về các cơ hội cho hoạt động ngân hàng thì số liệu tài khoản ngân hàng tại TP. HCM tăng trưởng 400% từ năm 2006 - 2010. Vì vậy, mức tăng trưởng hơn 400% số tài khoản ngân hàng, với gần 20 triệu tài khoản năm 2010 so với hơn 5 triệu tài khoản năm 2006 cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn.

Các ngân hàng ngoại hoạt động tại Việt Nam được đối xử hoàn toàn bình đẳng như các ngân hàng nội kể từ đầu năm nay. Theo ông, điều đó đem lại thuận lợi gì cho SCB Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ, sản phẩm tài chính ngân hàng?

Tại Việt Nam, các ngân hàng trong nước chiếm hơn 90% thị phần trong nhiều phân khúc thị trường. Đối với SCB, chúng tôi sẽ không phát triển hệ thống chi nhánh của mình ra toàn quốc với hơn 200 chi nhánh như ngân hàng trong nước để phục vụ khách hàng. Bởi khách hàng đang được phục vụ tốt bởi các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi không đứng yên, mà sẽ mở rộng các dịch vụ và nâng cao chất lượng để phục vụ tốt hơn số lượng khách hàng hiện tại cũng như tương lai.

Thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam chỉ mới phát triển hơn 20 năm qua. Mặc dù đã có sự phát triển nhanh và hiệu quả, nhưng rõ ràng thị trường chưa trưởng thành như thị trường các nước khác. SCB Việt Nam đang làm việc tích cực với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để đảm bảo rằng, các chính sách sẽ thúc đẩy tốt hơn không chỉ cho sự phát triển của ngân hàng nước ngoài, mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường tài chính Việt Nam.

Đánh giá của ông như thế nào về lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP áp dụng đối với ngân hàng trong nước cũng như lộ trình quy định tăng vốn đối với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam?

Quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng nhằm đảm bảo cho sự phát triển và an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam và cũng đủ để giúp nền kinh tế Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội tăng trưởng. Đồng thời, NHNN cũng có chủ đích khuyến khích các ngân hàng nhỏ hơn cùng hợp lại với nhau để tạo nên một thực thể lớn hơn. Tuy nhiên, về khía cạnh này của quy định trên đã không gặt hái được thành công lớn, vì hầu hết ngân hàng đều muốn tăng vốn và phát triển độc lập.

Không phải tất cả ngân hàng đều đáp ứng được hạn tăng vốn tối thiểu và vì vậy đã có việc gia hạn thêm 1 năm cho việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng.

Theo tôi, nếu ngân hàng khỏe và vốn tốt là một điều rất tốt và quan trọng, nhưng một khi có vốn lớn hơn so với khả năng quản lý của ngân hàng có thể dẫn tới những vấn đề khó lường trong tương lai. Bởi thực tế, các cơ hội cho vay tốt đối với ngân hàng sẽ không tăng trưởng theo mức tăng vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng thừa vốn thì chất lượng tín dụng của họ sẽ kém đi. Bởi vì họ phải bằng mọi cách sử dụng nguồn vốn để có thể đảm bảo lợi nhuận ở mức phù hợp cho cổ đông và điều đó làm giảm đi độ an toàn, sức khỏe của hệ thống ngân hàng.

Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần cân bằng mức vốn hợp lý cho hệ thống ngân hàng và mức vốn vượt quá khả năng, song mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng dường như đã đạt được sự cân bằng này.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Đường đi của những đồng tiền lẻ
  • Bảo hiểm nhân thọ đón chờ nhiều sản phẩm mới
  • Tỷ giá liên ngân hàng ngày 17/2 xuống 20.683 đồng/USD
  • Hàng loạt chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng vốn
  • Các ngân hàng chuẩn bị hoàn tiền thuế cho người gửi vàng
  • Mua USD phải trả phí
  • Bảo hiểm nhân thọ: Bùng nổ mô hình tổng đại lý
  • Cảnh cáo ngân hàng bán USD giá cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!