Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại tệ

Phát biểu kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 07/4/2011 về việc quản lý ngoại tệ và ngân hàng thương mại Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành triển khai ngay các công việc liên quan.

Cụ thể, theo Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 13/4/2011 của Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã cho rằng Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được các Bộ, ngành và chính quyền các cấp tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã phát huy tác dụng; việc quản lý tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thị trường ngoại tệ, vàng đang đi vào hướng ổn định; hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo qui định của pháp luật.

Để tiếp tục triển khai có kết quả cao hơn nữa các giải pháp chính sách tiền tệ, quản lý ngoại tệ, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ liên quan cần tập trung triển khai các nhiệm vụ:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến quản lý ngoại hối, để việc điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá được chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản của thị trường, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối. Cụ thể:

Trình Chính phủ trong tháng 4/2011 việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng tập trung xử lý các vi phạm về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng trong đó có các chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc niêm yết, giao dịch, thanh toán, quảng cáo, mua bán, vận chuyển, thu đổi ngoại tệ, vàng không đúng các quy định pháp luật, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, tịch thu tài sản vi phạm. Đồng thời, ban hành ngay Thông tư hướng dẫn nhằm kiểm soát chặt hoạt động thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Trình Chính phủ trong Quí III/2011 Nghị định thay thế Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 về việc ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc vay nước ngoài của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các Tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước.

Trong tháng 6/2011, ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.

Trong tháng 4/2011, ban hành Thông tư quy định việc mua bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thay thế qui định hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng thực hiện gồm các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước.

 Ban hành qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế qui định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng.

Ban hành qui định mức ngoại tệ tiền mặt tối đa người cư trú được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan tối đa là 5.000 (năm nghìn) đô la Mỹ.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập ngay Ban soạn thảo sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối theo hướng quản lý chặt chẽ, nhằm khắc phục căn bản tình trạng đô-la hoá.

Nghiên cứu, ban hành trong Quý II/2011 các quy định về việc ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp và người dân ở mức hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta.

Qui định và thực hiện việc dừng hoạt động huy động và cho vay vàng.

Thực hiện ngay việc quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân ở mức 3%; đồng thời, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công thương đề xuất.

Báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét cụ thể đối với ngân hàng thương mại được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ tối đa 20% vốn điều lệ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh vàng; đồng thời xử lý nghiêm, kể cả việc thu hồi giấy phép đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và vàng.

(Ngân hàng Nhà nước)

  • Quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Nỗ lực bước đầu của ngành ngân hàng
  • Thắt tín dụng, ngân hàng dồn vốn vào công ty con
  • Thêm ngân hàng giảm lãi suất USD
  • TienPhongBank hợp tác chiến lược với FPT Capital
  • NHNN yêu cầu kiểm tra, rà soát các đại lý đổi ngoại tệ
  • Bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng khả quan
  • VietinBank giảm mạnh lãi suất cho vay xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!