Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sếp ngân hàng thời loạn: Lên xuống và tù tội

 Trong 2 năm vừa qua, nếu tính cả các vị trí thấp hơn TGĐ, Phó TGĐ như giám đốc tài chính, giám đốc chi nhánh, giám đốc phụ trách nguồn vốn, kế toán trưởng… thì ngành ngân hàng đã thay đổi cả trăm nhân sự. Đây cũng là khoảng thời gian ngành ngân hàng lộ rõ sự “đuối sức” và bắt buộc đang phải tái cơ cấu toàn diện cả hệ thống.


Đình đám và đáng chú ý nhất, cũng là đợt thay tướng nhiều và "ngoạn mục" có lẽ là diễn tiến tại NHTM Sài Gòn Thương Tín Sacombank

Dĩ nhiên, đã gọi là tái cấu trúc thì một diễn biến không thể bỏ qua đó là cơ cấu lại nhân sự. Riêng đối với ngành ngân hàng, trong bối cảnh hoạt động tái cơ cấu được xem như một định hướng, đã có sự dịch chuyển nhân sự và thay đổi các vị trí chủ chốt trên ghế nóng chủ yếu diễn ra ở 3 dạng: từ thay đổi cấu trúc chủ sở hữu; sáp nhập và tái cấu trúc nhân sự theo xu thế hoạt động thường niên.

Xu hướng tất yếu ?

Đình đám và đáng chú ý nhất, cũng là đợt thay tướng nhiều và "ngoạn mục" có lẽ là diễn tiến tại NHTM Sài Gòn Thương Tín Sacombank. Đầu tháng 11/2012, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Sacombank có đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT. Tân Chủ tịch HĐQT mới của Sacombank là ông Phạm Hữu Phú - nguyên "người" của NHTM xuất nhập khẩu VN Eximbank vừa mới xuất hiện tại Sacombank chưa lâu. Sacombank đã có thêm 7 Phó TGĐ, tổng cộng là 15 Phó TGĐ so với con số 8 trước đây.

Dĩ nhiên, vị trí cầm chịch tại Ban Tổng giám đốc cũng thay đổi và người mới của chủ sở hữu mới được bổ nhiệm là người từng sắm vai CEO tại NH Phương Nam. Các vị trí như kế toán trưởng và phó giám đốc tài chính thay đổi sau đợt thay máu sơ bộ này.

Ở những NH không có các thay đổi về cấu trúc chủ sở hữu hay sáp nhập, hợp nhất, trong 2 năm qua cũng đổi lãnh đạo. Điển hình và gây bất ngờ vẫn là vị trí CEO tại Techcombank khi người giữ ghế này từng có thâm niên gắn bó 15 năm và được ghi nhận là đã có những đóng góp lớn lao cho sự trưởng thành của NH này. Tiếp quản vị trí CEO của ông Nguyễn Đức Vinh tại Techcombank là một CEO ngoại quốc. Xu thế này cũng diễn ra tương tự với MaritimeBank, MekongBank; còn Phó tướng của MaritimeBank lại chuyển qua ngồi ghế CEO ở PhuongDongBank.

 

Một cú thay đổi nhân sự không thể không kể trên thị trường tín dụng VN năm qua, là hiện tượng doanh nhân Lý Xuân Hải "ngã" khỏi ghế CEO ở ACB. Cú "ngã" này song hành với vụ bắt một trong những thành viên hội đồng sáng lập của ACB - bầu Kiên, đồng thời kéo theo màn từ nhiệm của một loạt các tướng lĩnh, banker kỳ cựu tại ACB và Eximbank. Nếu ACB và Eximbank thực sự sáp nhập như những nguồn tin trên thị trường đã đưa mấy ngày qua, thì trong tương lai, sẽ có thêm nhiều tướng lĩnh của 2 NH này sẽ phải ra đi, nhường chỗ cho những sắp xếp mới.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc Navigos Search, bộ phận tìm kiếm nhân sự cao cấp cho các tổ chức, ngoài các nguyên nhân như đổi chủ sở hữu, cơ cấu lại tổ chức, do xu hướng hợp nhất các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều lãnh đạo từ cấp phó tổng giám đốc trở lên ở nhiều NH đã chuyển sang làm việc cho NH khác khi biết sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự cao cấp ở NH mình sau khi sáp nhập.

Nói một cách khác là dù được xem việc dịch chuyển nhân sự như một kết quả tất yếu của nhu cầu tái cấu trúc nội tại thường xuyên trong mỗi DN - điều mà NH nào cũng khẳng định là họ thực thi liên tục, thường niên - nhưng hầu hết các nhân sự có "đẳng cấp", ngồi ở những vị trí quan trọng đều căn cứ trên sự "đoán trước" những bước đi tiếp theo của NH và đằng sau là những ông chủ NH chọn cho mình các quyết định ra đi hay ở lại một cách chủ động.

Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ của VN hiện chỉ có hơn 30 ngân hàng, nên việc hôm qua gặp nhân sự chủ chốt của ngân hàng A, nay lại thấy ngồi sang ghế nóng của một NH B, đã được người trong ngành xem như "chuyện thường ngày ở huyện". Ngay cả việc có NH bỗng nhiên bổ nhiệm hàng loạt các tướng lĩnh phụ tá, cũng được xem là dễ hiểu vì theo một vị doanh nhân có "số, má" trong ngành, đây có thể là một động thái tái cấu trúc, nhưng cũng có thể là một "chiêu" chia việc của những ông chủ để người mới thay thế dần người cũ và buộc người cũ phải thấy mình "thừa thãi" mà tự động rời đi.

Hay cuộc chạy đua ?

Trong hoạt động thông thường của một DN, nếu DN không thành công thì người đứng đầu phải ra đi cũng là một lẽ tất yếu. Tuy nhiên, tại VN, sự xáo trộn, dịch chuyển, từ nhiệm của ngành NH 2 năm qua có thể ví von như kiểu "trăm hoa đua nở, ba mươi mấy nhà đua nhau thay tướng", lại hoàn toàn chỉ là chạy đua tái cấu trúc, "phô diễn" hay thay yếu theo quy luật thông thường. Ẩn đằng sau đó là những cuộc đua để tới đích tái cấu trúc, để trụ lại trên thị trường, để tận dụng cơ hội thâu tóm và bành trướng phạm vi, hoặc để phát triển với một quy mô lớn hơn.

So sánh các hiện tượng thay tướng NH của VN, với việc thay tướng của các NH quốc tế - những tổ chức đi đầu về thay CEO căn cứ trên kết quả hoạt động tồi tệ của 2 năm qua thấy rằng ở VN, dù việc thay tướng đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại có rất ít các vụ chia tay vì kết quả kinh doanh đáng buồn như ở thị trường quốc tế. Mới đây, tại Mỹ, trong số 9 lãnh đạo đứng đầu 9 tổ chức tài chính đại diện cho khối tài sản trị giá khoảng 9 ngàn tỉ USD (tương đương 70% tài sản của cả hệ thống tài chính nước Mỹ) đã quyết định ra đi khi phải đối mặt với sức ép vô cùng lớn về trách nhiệm của họ trước sự sống còn của nền tài chính lớn nhất thế giới. Trong số đó, cuộc từ nhiệm của CEO CitiBank, của Merrill Lynch đều vì kết quả kinh doanh đáng thất vọng.

Không có khái niệm "hạ cánh mềm" dù nhận được những khoản bồi thường khủng nhưng các CEO ngân hàng quốc tế thường hứng chịu những tai vạ phải hồi tố, ra điều trần trước Quốc hội về những sai phạm các khoản lỗ trong thời gian đương nhiệm. Tại VN, việc điều trần, hồi tố tuyệt nhiên không có, trừ những trường hợp vi phạm pháp luật như bầu Kiên. Đây rõ ràng là điểm khác biệt cho thấy các CEO ngân hàng của VN không "làm thuê" độc lập như những CEO quốc tế và gần như không chịu sức ép của nguyên lý "làm dở thì phải nghỉ" trong hoạt động điều hành một DN. Một chuyên gia lý giải nguyên do là vì các CEO của NH Việt thường có xuất thân từ các gia đình banker, đại diện cho những phần vốn lớn, hoặc là những người đã có mối quan hệ lâu năm, đại diện cho một nhóm lợi ích... "Hầu như rất hiếm các CEO độc lập, trừ CEO ngoại", chuyên gia này khẳng định.

Nhìn nhận ở một khía cạnh, có lẽ đây cũng là nguyên do khiến bên cạnh việc "nhân tài ngành NH như lá mùa thu", thì việc dịch chuyển những vị trí quan trọng của ngành NH thời gian qua vẫn chỉ là quanh đi quẩn lại chừng đó gương mặt, hầu như không có nhân sự nổi bật mới. Cách thức hoạt động NH theo kiểu gia đình trị, đại diện lợi ích nhóm đã và đang khiến công cuộc "thay máu" trở nên bế tắc, ít có đột phá mới.

Chưa bàn đến chất lượng quản trị và kỹ năng điều hành một lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các tướng lĩnh, TS Lê Kiên Thành, người tham gia sáng lập ngân hàng Techcombank cho rằng trong công cuộc thay máu này, cái khó nhất vẫn là thay đổi và nâng cấp đạo đức kinh doanh của những người làm ngành NH. TS Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng lại nhận định với riêng DĐDN: Dù đã diễn ra rất mạnh mẽ nhưng xu thế dịch chuyển và thay đổi các vị trí nhân sự nóng trong ngành ngân hàng thời gian sẽ còn bất ngờ hơn. "Cũng cần lưu ý là sắp tới, rất có thể sẽ có nhiều thay đổi các vị trí quan trọng tại những ngân hàng quốc doanh, nhất là khi năm 2013 theo đề xuất của Kiểm toán nhà nước, sẽ kiểm toán tại 4 NH quốc doanh lớn của VN".

Như vậy, thay tướng vì những sai phạm có thể là một cách thức để nâng cấp đạo đức kinh doanh trong ngành NH. Các lý do thay tướng khác, về cơ bản đang thể hiện như nhu cầu nội tại của tổ chức và với tinh thần cẩn trọng, "loanh quanh trong nhà với nhau" hơn là kỳ vọng có thể mang lại màu sắc mới cho mỗi một ngân hàng. Trong tình thế đó, nhiều NH đang "chịu chơi" mời tướng ngoại quốc về điều hành để nâng cấp cả ở góc độ quản trị lẫn thương hiệu. Tuy nhiên, một câu hỏi nữa đặt ra, là liệu NH có thực sự cần CEO ngoại, khi ở những NH quốc tế đang có mặt tại VN hay khu vực Châu Á như HSBC, ANZ..., lại cũng đang sử dụng cả những tướng lĩnh, những nhân sự chủ chốt là người VN?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi sau: những nhân sự chủ chốt trên lại hầu hết chỉ là những người được đào tạo ở nước ngoài hoặc Việt kiều cho dù mỗi năm VN có đến hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này ?

(Theo DĐDN)

 

  • Xử lý nợ xấu: Cắt ngọn trước, bổ gốc sau?
  • Vì sao SHB lỗ cả nghìn tỷ đồng?
  • Sức khỏe hệ thống ngân hàng yếu đi
  • Thêm “quỹ bảo hiểm” mới cho người lao động
  • Sáp nhập hai liên minh thẻ lớn nhất
  • Cải cách toàn diện để thu hút dòng vốn ngoại
  • Ai đang nhảy vào Sacombank, Eximbank?
  • Nợ xấu: Thống đốc lạc quan, đại biểu hoài nghi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!