Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ xấu: Thống đốc lạc quan, đại biểu hoài nghi

Nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn. Ảnh TL.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tỏ ra lạc quan với việc xử lý nợ xấu, trong khi các đại biểu Quốc hội vẫn giữ thái độ hoài nghi.

Tại buổi giải trình sáng ngày 31-10, ông Bình cho biết hệ thống ngân hàng đã khoanh nợ, giãn nợ 36.000 tỉ đồng từ tháng 4 đến nay. Bên cạnh đó, kể từ ngày 15-7 đến nay, nợ có lãi suất trên 15% đã giảm xuống 15% tổng dư nợ, từ tỷ lệ  80% trước đó.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình phân tích, tồn kho - một nguyên nhân lớn liên quan đến nợ xấu, không phải là mối lo quá lớn. Theo ông, hàng tồn kho chiếm khoảng 20% nhưng chưa có báo cáo nào nói 20% của cái gì.

Nhưng theo tính toán của ông, sản xuất chiếm 50% GDP, hàng hóa tồn kho mà khoảng 20% của 50% GDP thì số hàng tồn kho đó chiếm tới 4% nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

“Nếu giải quyết được số hàng tồn kho này thì đã giải quyết được 4% nợ xấu”, ông nói.

Ông bổ sung: “Nếu giải quyết được 93% nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản (khoảng 91.000 tỉ đồng) thì sẽ giải quyết thêm được 2% của nợ xấu.

Ông nói: “Nếu cho rằng nợ xấu khoảng 8% thì đã giải quuyết được 6% nợ xấu”.

Ông khẳng định, đến cuối năm nay, ngân hàng nào không trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không được chia cổ tức. NHNN sẽ có biện pháp thanh tra giám sát cần thiết để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng, trước tiên để giải quyết nợ xấu thống nhất với các đối tượng này về con số. Sau khi thống nhất và có phương án xử lý cuối cùng, NHNN sẽ công bố rộng rãi ra công chúng.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng về nợ xấu.

Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ có thể đòi được.

Ông Thanh đưa ra ví dụ về 2 nhà máy xi măng là Hạ Long, Cẩm Phả. Tổng đầu tư lên tới 4.000 - 6.000 tỉ đồng nhưng sau một vài năm đã lỗ mỗi đơn vị hơn 1.000 tỉ đồng thì đó chính là nợ xấu. NHNN phải thống kê nghiêm túc thì mới nói được năm nào giảm bao nhiêu phần trăm, giảm như thế nào, phải phân tích số liệu chính xác mới xử lý rõ ràng.

Ngoài ra, khu đất trị giá thực chỉ 200 tỉ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỉ đồng và cho vay 600 tỉ đồng. Nhưng khi rao bán 100 tỉ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỉ đồng và đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỉ đồng, ông nói.

(TBKTSG Online)

  • Eximbank trong cơn sóng biến động lạ
  • Điểm mặt các ngân hàng sắp tái cơ cấu
  • Siêu lừa: Lập nhóm 'công ty' lấy tiền ngân hàng
  • NHNN thanh tra 26 tổ chức tín dụng
  • Nợ xấu ngân hàng: Điểm nghẽn nền kinh tế
  • Ngân hàng Nhà nước đang mua ngoại tệ như thế nào?
  • Ngân hàng Nhà nước đang mua ngoại tệ như thế nào?
  • Những NH tái cơ cấu chưa có phương án tối ưu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!