Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao lãi vay ngân hàng 'ngoại' thấp hơn 'nội'

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá, nguồn vốn đầu vào cả tiền đồng và ngoại tệ của ngân hàng ngoại ổn định nhờ khối khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Với nguồn ngoại tệ này, các ngân hàng ngoại có thể bán đứt cho doanh nghiệp trong nước hoặc chuyển đổi ngoại tệ lấy
VNDcủa ngân hàng nội. Nhiều thời điểm các ngân hàng ngoại sẵn sàng cho các ngân hàng nội vay ngoại tệ.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, do mới thâm nhập thị trường nội địa, trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng ngoại chủ yếu là khách hàng tổ chức với lãi suất khá thấp.

Một lãnh đạo của ngân hàng ANZ cho biết, phần lớn các khoản tiền gửi trong ngân hàng này hiện có mức lãi suất thực trả không quá 11%/năm, một phần nhỏ lãi suất phải trả đến 13%/năm là các khoản tiền gửi cá nhân của khách hàng thân thuộc. Lãnh đạo một ngân hàng ngoại khác cho biết, bình quân vốn đầu vào của họ hiện nay có mức lãi suất khoảng từ 8-9%/năm.

Trong khi đó, theo lãnh đạo một số NHTM tại TPHCM, bình quân nguồn vốn tiền đồng của họ hiện có mức lãi suất khoảng 11-12%/năm.

Như vậy có thể thấy, lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng nội đã cao hơn ngân hàng ngoại khoảng 3%/năm.

Gần đây sau khi Thống đốc NHNN thông báo sẽ cắt giảm 1% lãi suất, trong khi các ngân hàng nội chạy đua liên hệ với khách hàng đang gửi tiền đến ngân hàng gia hạn thêm 3 tháng với lãi suất 14%/năm. Thì các ngân hàng ngoại tỏa ra khá ung dung, nhờ có lợi thế về nguồn vốn rẻ từ trước đó.

Việc lãi suất đầu vào thấp đã khiến cho lãi suất vay vốn tại ngân hàng ngoại thấp hơn ngân hàng nội, nhất là đối với các khoản vay tiêu dùng.

Hiện các ngân hàng ngoại đang áp lãi suất cho vay tiêu dùng ở 15,9%/năm, từ tháng thứ 4 sẽ áp dụng lãi suất 18,9%/năm, trong khi lãi suất ngân hàng nội hiện vào khoảng 19- 22%/năm.

(Theo Thời báo ngân hàng)

  • Ngân hàng chưa thật “giàu“ vốn?
  • Vay vốn ngân hàng: Cơ hội ở… kỳ hạn
  • Ngân hàng “gắn sao” bằng “pháo” sáp nhập?
  • Hối hả vay USD chạy thời hạn siết ngoại tệ
  • Rủi ro... đạo đức ngân hàng
  • Năm 2015: 35-40% dân số có tài khoản ngân hàng
  • Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập
  • Ai 'lợi' nhất từ tin đồn thâu tóm các ngân hàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!