Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao VIB chủ động “bỏ cuộc”?

Vì sao VIB chủ động “bỏ cuộc”?
Hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB luôn ở mức trên 14%, riêng năm 2012 là 19,43% và cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 3%.

Năm 2012, tổng tài sản của Ngân hàng VIB giảm tới 33%. Một nguyên do chính là sự “bỏ cuộc” đối với các hoạt động rủi ro cao trên thị trường liên ngân hàng, nơi mà nhiều thành viên khác đang chịu tổn thất.

Theo ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB, đó cũng là một điển hình ứng xử của ngân hàng này trong chiến lược thận trọng và chủ động giảm tốc trong những năm gần đây.

Thưa ông, ông nói gì về kết quả kinh doanh năm 2012, năm thứ hai VIB thực hiện chiến lược kinh doanh thận trọng?

Nhìn tổng thể, 2012 là năm khép lại giai đoạn 5 năm thực hiện bước chuyển biến mạnh của VIB. Kết quả cũng đã thể hiện trên nhiều chỉ số cơ bản, như tổng tài sản đạt 65.023 tỷ đồng, tăng 87% so với năm 2008; huy động vốn đạt 40.062 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2008; dư nợ đạt 33.887 tỷ đồng, tăng 71%; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 205% so với năm 2008; nợ xấu luôn đảm bảo ở dưới mức 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Năm qua cũng là năm thứ hai chúng tôi tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh thận trọng. VIB đã chủ động giảm tốc để tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực cho giá trị bền vững của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hết sức ảm đạm với rất nhiều bất trắc.

Theo đó, VIB gần như là ngân hàng đầu tiên đã chủ động rút ra khỏi các hoạt động mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên ngân hàng, một hành động đã giúp cho chúng tôi tránh được tổn thất lớn mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu ở những quý cuối của năm.

VIB cũng chủ động kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với khẩu vị rủi ro tín dụng mới và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường, đồng thời nâng cao mức trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống.

Nhưng năm vừa qua một số chỉ số kinh doanh chính của VIB có sự giảm tốc…

Đúng là có sự giảm tốc ở một số chỉ số kinh doanh, nhưng đổi lại VIB lại duy trì được thanh khoản thuộc loại tốt nhất trên thị trường và các chỉ số an toàn cao trong hoạt động.

Cụ thể như hệ số an toàn vốn (CAR) luôn ở mức trên 14%, riêng năm 2012 là 19,43% và cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 3%; trích quỹ rủi ro tín dụng là 744 tỷ đồng, tăng 10 lần so với năm 2008.

Như ông nói, thanh khoản thuộc loại tốt nhất, hệ số CAR có thể nói là rất cao, nhưng rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn bị ảnh hưởng. Như vậy có thận trọng quá không, thưa ông?

Tôi cho đó là một việc hoàn toàn cần thiết, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức to lớn: cạnh tranh diễn ra gay gắt trong huy động vốn, nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng.

Có thể thấy, ngay từ đầu năm 2013, để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện chính sách thận trọng trong việc kiểm soát tăng trưởng tín tụng ở mức hợp lý, các chính sách phù hợp tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng (Yêu cầu các ngân hàng tăng trích quỹ dự phòng rủi ro; Giao chỉ tiêu tăng trưởng…)

Trong những giá trị “đổi lại” đó, nợ xấu được kiểm soát ở giới hạn dưới 3%. Ông có thể chia sẻ thêm cách xử lý và đối phó của VIB với nợ xấu?


Việc kiểm soát nợ xấu ở giới hạn dưới 3% là do VIB đã thực hiện tốt chiến lược quản trị rủi ro, một trong ba đỉnh tam giác chiến lược trong những năm gần đây, gồm quản trị tăng trưởng, quản trị rủi ro và quản trị hiệu suất.

Dưới sự điều hành của ông Loic Faussier, người đang đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc khối quản trị rủi ro, có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực quản trị rủi ro tại các tổ chức tài chính uy tín trong nước và khu vực. VIB đã đưa ra nhiều hành động nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro như: tái cấu trúc khối quản trị rủi ro nhằm phân định nhiệm vụ rõ ràng, gia tăng trách nhiệm và hiệu quả hơn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và phi tín dụng; áp dụng công nghệ quản trị tiên tiến thông qua việc chuyển giao năng lực với đối tác chiến lược CBA; điều chỉnh dữ liệu cơ sở khách hàng……

Đặc biệt, VIB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong áp dụng mô hình quản lý rủi ro hoạt động theo 3 tầng bảo vệ phòng ngừa rủi ro.

Năm 2013, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chưa có dấu hiệu phục hồi, nợ xấu vẫn là vấn đề cấp bách với các tổ chức tín dụng. VIB sẽ tiếp tục đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định cho toàn hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh và thị trường.

Như ông chia sẻ, việc điều chỉnh khẩu vị rủi ro để phù hợp với thị trường và làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm so với mục tiêu đề ra. Vậy VIB có chịu nhiều áp lực từ cổ đông và đối tác chiến lược nước ngoài không?

Với khoản đầu tư tương đương 200 triệu USD, ứng với tỷ lệ sở hữu 20%, và với vai trò cổ đông chiến lược nước ngoài, Commonwealth Bank of Australia (CBA) có nhiều lý do để theo sát mỗi bước đi củaVIB ở hầu hết các khía cạnh hoạt động.

Năm 2011, kết quả kinh doanh của VIB thu hút sự chú ý của thị trường khi con số trích lập dự phòng rủi ro lên tới 974 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục ghi nhận 618 tỷ đồng. Cũng phải lưu ý rằng, việc trích lập dữ phòng không phải mất đi mà thể hiện ước đoán, thái độ đúng của người quản lý ngân hàng trong môi trường kinh doanh còn khó khắn nếu tình hình tiếp tục xấu hơn nữa.

Trong chuyến thăm và làm việc mới đây, ông Simon Blair, Giám đốc Dịch vụ đầu tư tài chính quốc tế CBA, cũng đã nêu quan điểm rằng, việc VIB trích lập dự phòng rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như năm vừa qua là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này cũng thể hiện quan điểm thận trọng của lãnh đạo ngân hàng trong việc lựa chọn cho mình chiến lược phát triển một cách bền vững trong môi trường kinh doanh đầy thách thức.

Vì vậy đối với cổ đông chiến lược CBA, VIB không chỉ nhận được sự đồng thuận trong chiến lược phát triển kinh doanh thận trọng, tăng cường phòng thủ, mà còn nhận được sự hậu thuẫn như cử các chuyên gia CBA làm việc tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong việc quản trị rủi ro, kinh nghiệm quản lý…

Còn năm 2013, được VIB tiếp tục duy trì một chính sách kinh doanh thận trọng, cụ thể là thế nào thưa ông?

Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều thách thức nhưng được kỳ vọng là sẽ không tác động tiêu cực hơn năm 2012 vừa qua. Việc giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với ngành ngân hàng.

Với bối cảnh đó, VIB sẽ duy trì một chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm phi tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có tỷ trọng đóng góp cao trong nền kinh tế, quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

Định hướng kinh doanh này sẽ được hỗ trợ bởi các nỗ lực trong việc duy trì và củng cố hệ thống quản trị doanh nghiệp chuẩn mực, cũng như trong việc phát triển nguồn lực con người với văn hóa hướng tới khách hàng, hướng tới hiệu quả và với độ liêm chính cao.

  • Buộc đóng cửa phòng giao dịch ngân hàng thua lỗ
  • Ngân hàng ồ ạt thay “áo” mới
  • Chỉ tiêu tín dụng: không bận tâm!
  • Kỷ nguyên chính sách tiền tệ “siêu lỏng” lên ngôi?
  • Nhà băng bất ngờ “việt vị” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
  • Phá sản ngân hàng: Có hay không?
  • An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ?
  • Nhà băng hạ lãi vay: Buồn như ôm… nợ cũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!