Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB: Chưa đến lúc dừng kích cầu

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda. - tinkinhte.com
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda, cảnh báo vẫn còn quá sớm để chính phủ các nước châu Á thu hồi chính sách kích cầu và theo ông, không có quá nhiều rủi ro về tình hình bong bóng giá cả ở Trung Quốc.

Ông Haruhiko Kuroda cho biết các nhà hoạch định chính sách vẫn cần bình ổn hệ thống tài chính để hỗ trợ cho sự hồi phục kinh tế.

Theo ông, động thái bất ngờ hôm thứ Ba (12-1) của Trung Quốc khi nâng mức dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng là “khá hợp lý” cho dù không có nguy cơ lớn về bong bóng giá cả.

Ông Kuroda từng nói: “Chúng tôi tin rằng châu Á đang trên đà phát triển sẽ kéo theo sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn còn quá sớm để lơ là việc bình ổn hệ thống tài chính”. Theo ông, quá trình hồi phục kinh tế thế giới hiện vẫn chưa vững chắc.

Ông cho rằng châu Á đang dẫn đầu quá trình hồi phục nhưng tăng trưởng ở châu Á khó mà dẫn đến lạm phát cao.

Ông Kuroda nói: “Thời điểm kết thúc chính sách kích cầu phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng nước”. Theo ông, các nước châu Á phải tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước để có mức tăng trưởng cao và giảm đói nghèo vì nhu cầu từ bên ngoài vẫn yếu khi các nền kinh tế phát triển vẫn còn thận trọng do mức tăng trưởng sau khủng hoảng không cao.

Theo dự báo của ADB, châu Á sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay sau khi có mức tăng trưởng 4,5% năm 2009. Trong đó, Trung Quốc được đánh giá là có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 8,9% trong năm 2010.

Vừa qua, Trung Quốc đã làm các thị trường tài chính thế giới phải chao đảo khi tăng lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng sớm hơn so với dự tính. Động thái này được cho là vì Trung Quốc lo ngại lạm phát tiếp tục tăng cao.

Tuy nhiên, theo ông Kuroda: “Áp lực lạm phát ở Trung Quốc lúc này chưa đến mức quá nghiêm trọng. Nhưng tại một số thành phố, giá bất động sản đã tăng mạnh trong vài tháng qua và vì vậy động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là hợp lý”. Thế nhưng, ông Kuroda không cho rằng động thái này sẽ làm biến dạng kịch bản phục hồi hình chữ V.

Ông nhận xét: “Các nhà quản lý tiền tệ đã có điều chỉnh nhẹ để giảm bớt lượng tiền mặt một cách khá lợp lý và tín dụng ngân hàng cũng đang được giám sát tốt”.

 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // Reuters)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khó khăn lớn nhất là vốn?
  • Việt Nam 2010: Chứng khoán - Bất động sản - Ngoại hối - Vàng ?
  • Thách thức lớn cho ngân hàng năm nay
  • IMF nhận định kinh tế phục hồi mạnh hơn dự kiến
  • Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kép
  • Còn “cửa” kinh doanh vàng?
  • Đất đấu giá "khan hàng" vì sao?
  • “Đại gia” ngân hàng thao túng thị trường thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!