Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB: Khả năng đồng Nhân dân tệ thay thế USD không lớn

Chuyên gia kinh tế trưởng Donghuyn Park đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á ADB hôm qua (7/7) cho biết, khả năng đồng Nhân dân tệ (NDT) thay thế đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ dự trữ chủ yếu hàng đầu thế giới rất thấp, khả năng đồng NDT, USD và EUR đang hình thành thế chân vạc với 3 đơn vị tiền tệ dự trữ toàn cầu nói trên còn lớn hơn.

Trả lời phỏng vấn cho Hãng tin Dow Jones Newswires, ông Park cho rằng, tiến trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ có thể cần phải mất 3 – 4 năm mới có thể hoàn thành.

Cũng theo ông Park, có thể xảy ra một tình huống thế này,chỉ khi  kinh tế Mỹ và châu Âu đột ngột thay đổi, khi đó có thể xảy ra một bước chuyển ngoặt, khiến đồng NDT có thể thay thế USD trở thành tiền tệ dự trữ số 1 toàn cầu.

Nhưng ông dự đoán tình huống này sẽ không xảy ra.

Một tình uống có khả năng xảy ra hơn đó là, hệ thống tiền tệ dự trữ toàn cầu sẽ từ từ diễn biến từ cục diện do đồng USD và EUR làm chủ đạo như hiện nay thành thế chận vạc với 3 đồng tiền chính là USD, EUR và NDT, nhưng điều này sẽ là một quá trình rất dài.

Tôi tin rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể lôi kéo một cách thuận lợi từ chỗ chủ yếu dựa vào đầu tư công sang mô hình dựa vào tiêu dùng. Hiển nhên mô hình tăng trưởng trước thiếu sự lâu bền.

Thông tin tốt là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc bắt tay giải quyết vấn đề này. Ông Park thừa nhận, chính phủ Trung Quốc có thể đã đầu tư quá mức, nhưng khẳng định rằng, chính phủ đang áp dụng các biện pháp tại nông thông nhằm thực hiện chế độ dưỡng lão.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại, nhưng trong 2 – 3 năm tới, kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện nay đang có phương hướng chiến lược đúng đắn.

Cũng theo ông Park, do áp dụng các biện pháp chính sách vừa phải, nên khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng vô cùng nhỏ.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hạ lãi suất OMO: Thông điệp chính sách nào?
  • Giải pháp… thế chấp BĐS tại các ngân hàng nước ngoài!
  • Lách trần lãi suất bằng chiêu đầu tư
  • Giảm lãi suất OMO: Nới lỏng chính sách hay chỉ là điều chỉnh nhất thời?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mệt mỏi với lãi suất
  • Siết tín dụng phi sản xuất: Lo ngại ngân hàng tìm cách lách luật
  • Thời cơ để giảm lãi suất
  • Đâu là nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc tăng lãi suất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!