Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai được lợi từ phương thức "đổi dầu lấy vàng"?

Nhiều động thái gần đây cho thấy vị thế gia tăng của vàng, song nhiều chuyên gia Nga cho rằng khả năng vàng soán ngôi đồng đôla Mỹ trong giao dịch dầu mỏ vẫn còn là chuyện xa vời.

Sở giao dịch chứng khoán dầu mỏ ICE có trụ sở ở London vừa thông báo bắt đầu từ ngày 22/11/2010, sở này không chỉ nhận thanh toán bằng USD mà cả bằng vàng thỏi cho các hợp đồng dầu mỏ. Đây là một sự tăng cường vị thế của vàng như một đồng tiền dự trữ thế giới. Trước đó, việc thanh toán các hợp đồng dầu mỏ và khí đốt ở London chỉ được thực hiện bằng tiền mặt hoặc trái phiếu quốc gia.

Ngay cả một số quan chức tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Xơun (Hàn Quốc) cuối tuần trước cũng đã đề cập đến vị thế đang bị xói mòn của đồng USD trong các giao dịch quốc tế. Chẳng hạn, Tổng thống Brazil sắp mãn nhiệm Luiz Lula da Silva tuyên bố: "Đồng đôla Mỹ không còn giữ được vị trí là đồng tiền dự trữ thế giới".

Theo dõi mối liên hệ giữa ý tưởng đưa vàng làm tiêu chuẩn tiền tệ mới và sự bắt đầu buôn bán với phương thức “dầu đổi vàng”, Giám đốc điều hành Arbat Kapital (Nga) Alekxander Orlov nói: “Việc này đã trở thành mốt và công ty giao dịch chứng khoán có ý định kiếm chác vào lúc này”.

Liệu các nhà đầu tư có sẵn sàng đổi vàng lấy dầu? Vàng là “cổ phiếu” dự phòng không chỉ khi các đồng ngoại tệ mất giá, mà còn tránh những chấn động tài chính toàn cầu, trong khi dầu không có chức năng như vậy. Việc mua bán theo phương thức “dầu đổi lấy vàng” là không thể, bởi vì lượng giao dịch của thị trường vàng là quá nhỏ bé so với thị trường dầu mỏ.

Giám đốc Ngân hàng SDM Eduard Lushin tán thành ý kiến cho rằng vàng sẽ không đẩy được các đồng tiền mạnh khỏi lưu thông hàng hóa, bởi nó không đủ các chức năng thanh toán và không thuận lợi trong giao dịch. Theo ông, việc chuyển sang trao đổi bằng vàng trong thương mại thế giới là không thực tế. Ông nói: “Tôi hoài nghi với những thông tin về việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trao đổi tiền tệ thế giới, bởi vì kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy điều này là không xác đáng”. Còn ông Ivan Fomenko, chuyên gia Ngân hàng Absoliut nhận định: “Buôn bán với phương thức ‘dầu đổi lấy vàng’ là một bước lùi lớn và là sự trở lại thời kỳ kinh tế sơ khai. Mốt bán hàng hóa lấy vàng, nếu xuất hiện, sẽ dẫn tới tình trạng bong bóng trên thị trường vàng”. Theo ông Fomenko, về cơ bản, các nhà đầu tư lớn có thể được lợi từ việc buôn bán bằng phương thức “dầu đổi vàng”.

Theo ông Artem Laptiev - giám đốc Ankor Invest, giao dịch theo phương thức “dầu đổi vàng” là có lợi đối với Liên minh châu Âu và các nước châu Á có các nguồn dự trữ vàng lớn. Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản là những nước tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới. Như vậy, việc bán dầu lấy vàng làm sẽ tăng đáng kể lượng trao đổi hàng hóa và phân phối các nguồn nguyên liệu và kim loại quý giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong tương lai, Nga cũng có thể đưa một phần vàng vào thanh toán các nguồn năng lượng.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Bầu sữa”... ODA
  • Barclays Capital: Vàng có thể lên 1.485 USD/ounce
  • Hỗn loạn cuộc đua tăng lãi suất
  • “Cản dòng” tín dụng vì lãi suất!
  • Giữ lạm phát hay giữ ngoại tệ ?
  • Lúng túng USD - lãi suất: Bao giờ hết theo đuôi thị trường?
  • Vì sao IMF chưa đưa NDT vào rổ tiền dự trữ thế giới?
  • GDP Trung Quốc vượt Mỹ trong năm 2012?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!