Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai trục lợi từ khủng hoảng nợ châu Âu?

Khi khủng hoảng nợ châu Âu được xem là đã qua khỏi thời kỳ tồi tệ nhất và kinh tế toàn khu vực đã có những khởi sắc nhất định, một số nhà phân tích bắt đầu tìm kiếm nhân tố thổi bùng lên cuộc khủng hoảng này.

Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ tại châu Âu đối với các nước trong khu vực và thế giới vẫn chưa được đánh giá hết và thậm chí cho đến nay, người ta chưa thể lý giải được nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và chưa biết hết mức độ nghiêm trọng của nó. Một số nhà phân tích cho rằng đây chỉ là một cuộc khủng hoảng "bị phóng đại quá mức" do một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn cùng công cụ truyền thông nằm trong tay họ, cố tình gây nên.

Mục đích của việc thổi phồng cuộc khủng hoảng này là nhằm tấn công đồng Euro, gây mất ổn định cho toàn bộ nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU); đảo chiều xu hướng mất giá của đồng đô la Mỹ (USD) trên thị trường tài chính quốc tế và duy trì vai trò thống trị của đồng đô la Mỹ; đe dọa nền kinh tế của các quốc gia mới nổi chủ yếu dựa vào xuất khẩu.

Theo các nhà phân tích, ảnh hưởng ngày càng lớn của đồng Euro đang dần dần trở thành mối đe dọa trực tiếp tới địa vị số một của USD trong hoạt động tài chính. Vì vậy, việc tấn công đồng Euro có thể nâng cao vị thế của USD mà còn có thể ngăn chặn những thách thức của kinh tế châu Âu đối với kinh tế Mỹ.

Cùng với việc tấn công đồng Euro, nhiều quỹ đầu tư vốn này và công cụ truyền thông của họ đã cố tình thổi phồng tính nghiêm trọng của vấn đề nợ công ở châu Âu.

Sự phóng đại nguy cơ quá mức này đã gây ra tâm lý hoang mang trên thị trường, không những khiến giới đầu tư sợ hãi, bán tháo đồng Euro mà còn giúp những quỹ này kiếm lời trong các hoạt động đầu cơ trên thị trường vốn quốc tế.

Các nhà phân tích cho rằng khủng hoảng nợ châu Âu là một âm mưu nhằm hủy hoại đồng Euro. Có thể thấy rõ điều đó qua việc các tổ chức xếp hạng tín dụng thế giới hạ bậc tín dụng nợ của một số quốc gia thành viên Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), làm trầm trọng hơn nguy cơ sụp đổ tín dụng quốc tế và cố tình tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu mới, thậm chí dẫn tới sự sụp đổ của Eurozone.

Từ trước nay, ba tổ chức xếp hạng tín dụng nợ là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch chưa hề đưa ra bất cứ cảnh báo nào về vấn đề nợ  và thâm hụt ngân sách Mỹ, mà chỉ nhằm vào các quốc gia châu Âu. Có lẽ vì ba tổ chức này chịu sự khống chế của các tập đoàn tài chính Mỹ.

Nếu so sánh tình hình nợ nần của năm quốc gia Nam Âu với bình diện thế giới, mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là tương đối nhẹ. So với mức độ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ của Nhật Bản, Mỹ, mức độ nợ nần của Hy Lạp – nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất – thật quá nhỏ nhoi.

Các quốc gia nòng cốt của Liên minh châu Âu (EU) đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cứu trợ một số nước thuộc Eurozone đang sa vào vòng xoáy nợ nần. EU đã đưa ra những biện pháp giải quyết cụ thể và mạnh mẽ. Do đó, khó có khả năng khủng hoảng nợ châu Âu biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”?
  • Phòng thủ chồng chéo
  • Doanh nghiệp bảo hiểm: Vi phạm Luật cạnh tranh, vẫn lỗ
  • Tăng tỷ giá – chuyện đương nhiên và có đáng để lo lắng?
  • Nâng tỷ giá là bước đi đúng
  • Nhà đầu tư thế giới đổ xô mua đồng yên
  • TTCK: Dòng vốn đi đâu?
  • Nhà ở xã hội: Nguy cơ bị bỏ hoang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!