Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất đồng lớn giữa các nền kinh tế về tỷ giá

Các cuộc chiến tiền tệ, căng thẳng tỷ giá giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự không chắc chắn về tương lai của đồng euro đã bộc lộ những bất đồng ngày càng lớn giữa các nền kinh tế phát triển đang gặp khó khăn và các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng nhanh.

Bộ trưởng Tài chính Braxin Guido Mantega phát biểu hồi tháng 9/2010 rằng: "Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến tiền tệ quốc tế, một trào lưu phá giá các đồng tiền". Dễ dàng nhận thấy những bất đồng đang nổi lên giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất, xuất khẩu nhiều như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản; và các nước muốn có nhiều việc làm hơn nữa, như Mỹ và các nước khu vực đồng euro.

Quyết định quan trọng nhất trong năm 2010 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, qua đó cho phép đồng nhân dân tệ (NDT) được thả nổi tự do hơn ngay trước hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Toronto hồi tháng 6, đã cho các kết quả lẫn lộn. Nó không làm dịu bớt lời lẽ của các nghị sỹ Mỹ, những người tiến hành cuộc chiến công khai chống chính sách tiền tệ của Bắc Kinh, một chính sách mà họ cho là giữ giá đồng NDT thấp hơn giá trị thực để giành lợi thế thương mại và cướp đi việc làm của người Mỹ.

Thượng nghị sỹ Chuck Schumer, đảng viên Dân chủ bang New York, người thúc đẩy việc áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, nhấn mạnh: "Chỉ có các đạo luật mạnh mẽ mới làm cho người Trung Quốc thay đổi và ngăn chặn việc làm và tiền của rời khỏi nước Mỹ".

Trung Quốc, nước có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trên 10%, đã phản đối sức ép từ phía bên ngoài. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định: "Chính sách tiền tệ của Trung Quốc là chặt chẽ và có trách nhiệm".

Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì cho rằng nếu đồng NDT tăng giá mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ phá sản, các công nhân sẽ mất việc... khiến cho xã hội khó giữ ổn định. Trong gần 6 tháng, đồng NDT đã tăng giá chưa đầy 2,5% so với đồng USD. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng đồng NDT vẫn "có giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó".

Cùng với việc đồng USD giảm giá so với phần lớn các đồng tiền khác, đồng NDT đã giảm giá khoảng 3% so với đồng euro và khoảng 5% so với đồng yên. Nếu thực sự có một cuộc chiến tiền tệ, thì người châu Âu và người Nhật cho rằng họ là các nạn nhân.

Trong khu vực đồng euro, các nước chưa thoát khỏi suy thoái như Hy Lạp và Ailen đang hứng chịu thiệt thòi khi dùng chung đồng euro với Đức, nước có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Điều không tưởng trong năm ngoái: Một cuộc tranh luận về sự tan vỡ của khu vực đồng euro, đã nổi lên trong năm nay.

Trong gần 40 năm qua, thế giới đã sống chung với các đồng tiền được thả nổi tự do trên các thị trường và các đồng tiền khác được quản lý bởi các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ dựa trên đồng USD hình như đã tới giới hạn của nó.

Trong cuốn sách của mình với tựa đề "Thanh khoản không thể kiểm soát", nhà kinh tế người Pháp Patrick Artus giải thích rằng hệ thống tiền tệ hiện nay đang khiến các nước tạo ra lượng tiền mặt lưu thông dư thừa. Ông cho rằng Mỹ hưởng đặc quyền khi phát hành "mà không phải suy tính" đồng USD, một đồng tiền mà nhu cầu dường như không bao giờ là đủ.

Các ngân hàng trung ương buộc phải ngăn chặn sự lên giá của các đồng tiền của họ bằng cách mua USD, tái đầu tư vào các tài sản dự trữ, chủ yếu là trái phiếu kho bạc của Mỹ. Hệ thống tiền tệ hiện nay dường như không bền vững đến nỗi chính Mỹ cũng phải nghi ngờ. Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thừa nhận hồi tháng 11 rằng "hệ thống tiền tệ quốc tế đang có sự rạn nứt".

(Báo Tin tức-Thông tấn xã Việt Nam.)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!