Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến động tỷ giá USD: Méo mó môi trường sản xuất, kinh doanh

Lãi suất huy động đẩy lên cao khiến lãi suất cho vay cũng nâng lên chóng mặt. Thêm vào đó, tình trạng đồng USD hai giá cũng đang là một thực trạng làm các doanh nghiệp “méo mặt”.

Doanh nghiệp lao đao vì tỷ giá

Thời gian gần đây, giá bán đồng USD thực tế ở ngân hàng cao hơn giá niêm yết trên 2.000 đồng/USD. Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng này đã và đang gây méo mó môi trường kinh doanh, là một trong những nguyên nhân gây nên sự tăng giá trên thị trường.

Ông Bùi Văn Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ, xúc tiến tiểu thủ công mỹ nghệ cho biết, doanh nghiệp của ông sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng một phần không nhỏ phải nhập khẩu nguyên liệu. “Nếu tỷ giá phản ảnh đúng thì doanh nghiệp chúng tôi còn xuất khẩu có lãi, còn thực trạng hiện nay với giá USD “bốc” cao quá, thu được vốn là may”. Ông Phi cho biết thêm, không chỉ doanh nghiệp của ông mà nhiều doanh nghiệp không vay được USD tại các ngân hàng, buộc phải mua USD ngoài chợ đen là có thực và diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là thời điểm cuối năm.

Ông Vũ Duy Hải, Chủ tịch HĐQT Cty Vật tư nông nghiệp Vinacam cũng trăn trở khi cho rằng, đối với doanh nghiệp như công ty ông thì không biết khi nào mới tiếp cận được nguồn USD với giá niêm yết. Sự biến động tỷ giá hiện nay càng làm cho các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Ông Hải cho biết: Việc giảm trừ Thuế thu nhập doanh nghiệp hồi 2009 đã giúp cho doanh nghiệp của ông ký được nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhưng ở thời điểm này, các hợp đồng đó lại là gánh nặng cho doanh nghiệp vì nếu so với sự chênh lệch tỷ giá gần 2000đ/USD thì một khối lượng lớn hợp đồng còn lại chưa giao hàng công ty ông sẽ bị lỗ nặng. Có doanh nghiệp còn phải thốt lên rằng, doanh nghiệp phải cắn răng mua ngoại tệ giá cắt cổ từ thị trường tự do để nhập khẩu nguyên vật liệu, đương nhiên phải tìm cách nâng giá thành sản phẩm lên cao để bù chi phí đầu vào. Vô hình trung đã đẩy giá cả thị trường lên thêm nữa và kết cục là người tiêu dùng lãnh đủ.
 
Cần có biện pháp mạnh


Tình trạng chênh lệch giá USD khiến cho thị trường ngoại tệ luôn tồn tại hai giá. Nó một phần gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang cần ngoại tệ để phục vụ cho sản xuất nhưng lại cũng là một “món hời” cho những doanh nghiệp “găm giữ” USD.

Bởi thực tế đang diễn ra, tỉ giá ngoài “chợ đen” đã len lỏi vào ngay hệ thống ngân hàng, thậm chí trở thành tỉ giá chung trong giao dịch giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Tỉ giá ngoài thị trường tự do tăng bao nhiêu thì giá giao dịch thực giữa các ngân hàng tăng bấy nhiêu. Do vậy, tỉ giá do ngân hàng niêm yết theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ còn là hình thức.

Nhiều doanh nghiệp lý giải rằng, nếu bán USD cho ngân hàng theo giá niêm yết thì doanh nghiệp đương nhiên lỗ tới 2.000 đồng/USD. Nếu chỉ là một vài trăm USD thì không sao chứ với hàng chục ngàn USD, thậm chí các doanh nghiệp lớn có hàng triệu USD thì đương nhiên phải bán theo giá chợ đen để hưởng chênh lệch tới tiền tỷ. Khoản chênh lệch này giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận, bù vào nhiều chi phí khác.

Giới chuyên gia nhận định, nếu cứ kéo dài tình trạng này, vô tình đã đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng vi phạm pháp luật. Bởi luật pháp quy định, doanh nghiệp và ngân hàng phải mua bán USD trong biên độ và tỉ giá liên ngân hàng do  Ngân hàng Nhà nước quy định.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, hiện đang xảy ra một thực trạng là doanh nghiệp có USD cũng phải tìm cách giữ lại để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của những đợt tiếp theo. Thực tế là vào thời điểm này việc vay hay mua USD đều rất khó đối với cả các NHTM và doanh nghiệp. Một số NHTM còn cho biết, hiện đã phải mua USD với giá gần bằng giá USD ngoài chợ đen thì không thể cho doanh nghiệp vay lại với  giá quy định của NHNN được. “Theo tôi, Chính phủ và NHNN cần phải khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay về nhu cầu vốn, nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào còn dư thừa lượng vốn, ngoại tệ đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ cần có chỉ đạo bán lại cho ngân hàng để cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay lại”.

Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp thực sự mạnh tay và hữu hiệu đối với thị trường USD tự do mà như người ta vẫn nói là “chợ đen” để thị trường tiền tệ được “trong sạch” và cũng là động lực để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rối… lãi suất ngân hàng
  • ‘Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất đai’
  • Khủng hoảng nợ công : Nguy cơ và những khuyến cáo với Việt Nam
  • Khủng hoảng nợ công : Bài học cho cả nước giàu và nước nghèo
  • Đầu tư ra nước ngoài: Sau những khoản tiền chuyển đi
  • Bất động sản ven Hà Nội: Cuộc chơi "hái ra tiền"?
  • Thoái vốn nhà nước tại DN, “chất” cứu “lượng”
  • Tăng "sức khoẻ" cho hệ thống tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!