Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ tứ BRIC “trưởng thành” từ khủng hoảng

Biểu hiện tích cực của các nền kinh tế mới nổi đã tạo nên một điểm sáng cho bức tranh kinh tế thế giới, “BRIC” chắc chắn được chú ý nhất. Tăng trưởng kinh tế và biểu hiện thị trường vốn của BRIC cho thấy tính lâu dài rõ ràng, đồng thời bản thân nhóm này và các nền kinh tế mới nổi cũng đang nỗ lực giành nhiều tiếng nói hơn trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Đương nhiên, biểu hiện nổi bất nhất trong bối cảnh khủng hoảng đôi khi cũng kèm theo một số điều “không đáng có”, chẳng hạn như những nghi ngờ về nền kinh tế Nga, thị trường vốn của Brazil và sự tăng giá tiền tệ quá nhanh của Ấn Độ. Điều này đang nhắc nhở BRIC phải cảnh giác những “rắc rối trong quá trình trưởng thành”.

Biểu hiện trước mắt

Kể từ năm 2009, biên độ tăng của thị trường cổ phiếu BRIC luôn đứng đầu thế giới, bên cạnh đó hệ thống kinh tế cũng biểu hiện khá tốt.

Một số cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của ba nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil lần lượt đứng đầu Đông Á, Nam Á và Châu Mỹ Latin. Tổ chức Hợp tác kinh tế quốc tế OECD dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 của 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nga sẽ lần lượt là 10%, 7% và 5%. Bên cạnh đó, nền kinh tế Nga do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng được dự báo sẽ hồi phục nhanh chóng vào năm sau.

Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Hội kế toán quốc tế, năm 2010 nền kinh tế Mỹ cùng các nước trong nhóm BRIC sẽ là “đầu tầu” lôi kéo nền kinh tế thế giới tăng trưởng, đồng thời thị trường vốn của các nước này cũng sẽ tiếp tục giữ được sức hút như năm nay. Thống kê cho thấy, kể từ đầu năm nay, thị trường cổ phiếu Ấn Độ đã khôi phục được 80%, Brazil là 140%; Nga 100% và Trung Quốc là gần 70%.

Theo một số chuyên gia phân tích kinh tế, thị trường BRIC có đầy đủ vốn là do được lợi từ việc tỷ giá đồng USD yếu từ tháng 4 năm nay. Bởi vì các nhà đầu tư có tâm lý khủng hoảng khi thấy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái quá lâu, thêm vào đó, Cục dữ trữ liên bang Mỹ FED vào trung tuần tháng 2 quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến thị trường không dám đầu tư mạnh tay vào đồng USD. Ngược lại, dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ của nhóm BRIC đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.

Sự tăng trưởng vượt bậc trong mấy năm trở lại đây của nhóm BRIC cũng khiến nhiều quỹ kinh tế đầu tư vào thị trường này để tìm kiếm lợi nhuận. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong một báo cáo gần đây về triển vọng kinh tế thế giới cho biết, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2010 sẽ đạt 3% thay vì 1% như năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế như: Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước kinh tế đang phát triển tại Châu Á Thái Bình Dương.

Ngoài ra, thị trường cổ phiếu tại Ấn Độ, Brazil và Nga tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu từ tháng 3/2009 cũng đã trở thành một nhân tố quan trọng nhằm cung cấp thêm nguồn tài chính lớn cho thị trường mau chóng hồi phục. Các số liệu thống kê cho thấy, kể từ tháng 11, giá trị hai đồng tiền của Brazil và Ấn Độ đã tăng lần lượt là 26% và 4%.

Khó khăn vẫn chưa biến mất

Tuy nhiên, biểu hiện tích cực của BRIC vẫn còn bị nghi vấn. Tốc độ hồi phục của nền kinh tế Nga tương đối chậm, bên cạnh đó Nga lại quá phụ thuộc vào xuất khẩu tại chỗ nguồn khí thiên nhiên. Theo một số chuyên gia phân tích sự phục hồi của thị trường cổ phiếu Brazil thì lại quá bị “gò ép”. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Ấn Độ và Brazil quá nhiều khiến tiền tệ hai nước tăng giá quá nhanh, cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu của hai nước này gặp nhiều khó khăn. Việc này càng thúc đẩy quan chức hai nước áp dụng nhiều biện pháp nhằm khống chế đồng ngoại tệ.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thế giới biến đổi do khủng hoảng?
  • Thị trường tiền tệ cuối năm: Chờ nguồn tiền mới
  • Forbes: Vàng - "bong bóng tài chính" lớn nhất toàn cầu
  • Quản lý sàn vàng: Hai phương án đều phạm luật
  • Đồng USD có thể giảm xuống so với đồng euro
  • Sức mạnh của chính sách tiền tệ
  • 4 giai đoạn lớn của thị trường
  • Quản sàn vàng, nhà đầu tư sẽ "chui" ra sàn nước ngoài?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!