Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới biến đổi do khủng hoảng?

Hiện nay, tình hình thế giới đang có những thay đổi trọng đại, và đang thể hiện 3 chiều hướng quan trọng mang ý nghĩa sâu sắc.

Trước tiên, Mỹ bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Sau khi bước vào thế kỷ này, do chính phủ Mỹ sa lầy quá sâu và khó có thể tự mình rút ra khỏi, hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq. Ngay chính tại Mỹ cũng đã có người bắt đầu đề cập tới sự suy giảm quyền lực của nước Mỹ. Từ khi phát sinh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, luận điệu “Nước Mỹ suy thoái” tại trong nước và quốc tế ngày một gia tăng. Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ mới đây đã công bố báo cáo đánh giá chiến lược cho thấy, “Khả năng thống trị của Mỹ trước năm 2025 sẽ suy giảm mạnh, ngay cả trong phương diện sức mạnh quân sự vốn chiếm ưu thế hơn cả, vị trí quan trọng của Mỹ cũng sẽ từ từ suy yếu”.

Việc nhận định nước Mỹ bắt đầu suy thoái không phải do phủ nhận nước Mỹ trong một thời gian khá dài sau này sẽ là quốc gia tổng hợp sức mạnh toàn cầu, mà là theo những điểm dưới đây: Thứ nhất, kinh tế Mỹ chiếm trong tổng khối kượng nền kinh tế toàn cầu đang giảm, ngôi vị bá chủ của Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng; Thứ hai, nền kinh tế Mỹ phát triển dựa theo mô hình kinh tế thị trường tự do hiện đang vấp phải những nghi ngờ lớn do chịu tác động không nhỏ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu; Thứ ba, ảnh hưởng của nước Mỹ trong các công sự quốc tế cũng bị suy yếu.

Tiếp theo nữa là, sự chênh lệch sức mạnh Nam – Bắc bắt đầu thay đổi. Từ lâu, các nước phát triển trong trật tự chính trị kinh tế quốc tế chiếm vai trò chủ đạo, hơn nữa trong các vấn đề thế giới gần như độc quyền về tiếng nói; Còn các nước đang phát triển lại rơi vào thế bất bình đẳng và bị o ép. Mấy năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế, một số nước đang phát triển đã chú ý phát huy năng lực điều tiết của quốc gia và chính phủ, không rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do của các nước phát triển, nhưng tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, được thế giới gọi là “các nền kinh tế mới nổi” hoặc “các nước mới nổi”, hiện chủ yếu có khoảng 30 nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…

Sự xuất hiện của “các nước mới nổi” đã mang đến nhiều sự thay đổi: Thứ nhất, đã thu hẹp được khoảng cách về thực lực kinh tế giữa các nước đang phát triển và các phát triển. Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cao hơn hai lần so với tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, cho dù chịu ảnh hưởng từ cơn bão tài chính, tình hình này vẫn không thay đổi. Thứ hai, sự thay đổi thực lực kinh tế đã thúc đẩy ý thức tự cường của các nước đang phát triển. Các tổ chức mang tính khu vực lần lượt nổi lên, trên vũ đài quốc tế đang phát huy vai trò ngày càng to lớn. Trong một số vấn đề quốc tế trọng đại, họ đã thể hiện được tính tự chủ độc lập nhất định với các cường quốc phương Tây, một thời gian trước đây trật tự chính trị, kinh tế quốc tế do một số ít các nước phát triển chỉ đạo đã đứng trước nhiều thử thách cam go, những lời kêu gọi cải cách ngày càng nhiều. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho ra đời G20 thay thế G7, G8. Mặc dù hiện nay thực lực kinh tế của các nước đang phát triển chưa bằng các nước phát triển, nhưng về lâu dài, sự so bì sức mạnh Nam – Bắc này đang có những thay đổi lớn.

Cuối cùng, vấn đề phát triển đã trở thành vấn đề hạt nhân của thế giới đương đại. Sự cạnh tranh sức mạnh quốc gia trở thành nội hàm chủ yếu của quan hệ quốc tế. Sự khốc liệt, mức độ phức tạp của các cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ nhất chưa từng có trong lịch sử. Mâu thuẫn xoay quanh vấn đề phát triển giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng sẽ trở thành mâu thuẩn chủ yếu trong các loại mâu thuẫn của thế giới đương đại. Tiêu điểm của các cuộc tranh đấu song phương là duy trì hoặc cải cách trật tự chính trị kinh tế quốc tế do các nước phát triển chỉ đạo hiện hành. Để tìm cách cản trở sự trỗi dậy của các nước khác, các siêu cường quốc ngoài việc đe dọa quân sự, chủ yếu dựa vào các thủ đoạn kinh tế bao gồm cả tài chính. Do sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế, mối liên hệ giữa các nước càng ngày mật thiết hơn, đã xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cần cộng đồng quốc tế cùng đối mặt. Các nước phát triển và đang phát triển do trình độ phát triển không giống nhau, nên lợi ích của các bên liên quan cũng khác nhau. Lý luận “trách nhiệm chung” đã trở thành cái cớ quang minh chính đại để các nước phát triển gieo vạ khủng hoảng, đổ trách nhiệm sang các nước đang phát triển.

Ba chiều hướng lớn nói trên vẫn đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn tới diễn biến tình hình quốc tế. Điều này rất đáng quan tâm và theo dõi sát sao.
 
(Trang tin VN&QT)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bộ tứ BRIC “trưởng thành” từ khủng hoảng
  • Thị trường tiền tệ cuối năm: Chờ nguồn tiền mới
  • Forbes: Vàng - "bong bóng tài chính" lớn nhất toàn cầu
  • Quản lý sàn vàng: Hai phương án đều phạm luật
  • Đồng USD có thể giảm xuống so với đồng euro
  • Sức mạnh của chính sách tiền tệ
  • 4 giai đoạn lớn của thị trường
  • Quản sàn vàng, nhà đầu tư sẽ "chui" ra sàn nước ngoài?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!