Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các ngân hàng lớn cần hỗ trợ ít nhất 18 tháng nữa

Nền kinh tế Mỹ vẫn đang trong xu hướng đi xuống và tương lai của các ngân hàng với vai trò bôi trơn cỗ máy kinh tế của đất nước vẫn mờ mịt. Đây là nhận định của một chuyên gia phân tích cổ phiếu ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tại Mỹ.


“Các ngân hàng lớn đang cần sự hỗ trợ rất mạnh trong vòng tối thiểu 18 tháng, nếu không muốn nói là 36 tháng”, Giám đốc bộ phận nghiên cứu chứng khoán của Quỹ Oppenheimer, Meredith Whitney vừa có một buổi trả lời phỏng vấn CNBC hôm 10/12.“Các ngân hàng lớn sẽ không sụp đổ nhưng sẽ không tăng trưởng, ít nhất trong vòng 2 năm nữa”, bà Meredith Whitney nói.

Cùng chung quan điểm với một số nhà phân tích khác, bà Meredith Whitney cho rằng các ngân hàng này sẽ phải nhờ cậy đến các khoản tiền từ Chương trình giải cứu các tài sản rủi ro (Troubled Asset Relief Program - TARP).

Theo đánh giá của Meredith Whitney, các ngân hàng đang có một đống các loại tài sản bị giảm giá thê thảm và số lượng này còn gia tăng thêm nữa.

Gần đây những nhận định của Whitney đã có tác động rất lớn tới thị trường.

Vào đầu tháng 12, giá cổ phiếu Wells Fargo đã giảm tới 19% sau khi Whitney đánh giá cổ phiếu này đứng đầu trong danh mục các cổ phiếu tài chính nên bán.

Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn CNBC, bà Whitney cho biết các ngân hàng có thể sẽ cắt giảm 2.000 tỷ USD hạn mức tín dụng đối với những người sử dụng thẻ trong vòng 18 tháng tới.

Và nếu đúng như vậy, thì đây lại là một vết thương lớn tiếp thêm vào cuộc khủng hoảng tín dụng.

Hiện tại hơn 70% hộ gia đình Mỹ có thẻ tín dụng, trong đó có tới hơn 90% từng một lần thấu chi vào tài khoản đó. Như vậy, người Mỹ đang dùng thẻ tín dụng như một công cụ quản lý dòng tiền.

“Các ngân hàng đang cắt giảm hạn mức tín dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng”, bà Whitney nhận định.

 

(Theo Báo Đồng Nai)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xu hướng thị trường vẫn là ẩn số
  • “Bất động sản sẽ được lợi từ chính sách kích cầu”
  • Thêm lời cảnh báo suy thoái mới đối với các nền kinh tế hàng đầu thế giới
  • Ba lý do chính FDI ít vào nông nghiệp
  • Xem xét miễn giảm thuế: DN sẽ bừng tỉnh
  • Kích cầu 1 tỷ USD, đầu tư thế nào?
  • Lãng phí lớn vì những “nút thắt”
  • Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!