Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba lý do chính FDI ít vào nông nghiệp

Trong thời gian qua đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam rất nhiều và tăng lên theo từng năm, nhưng ở lĩnh vực nông nghiệp thì thu hút FDI rất thấp.

Nhận định của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về tình hình FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.
Có hai loại đầu tư cần phân biệt. Một loại hỗ trợ chính thức là ODA, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đứng sau Bộ Giao thông vận tải về số lượng tiền, nhưng lại đứng thứ nhất về số lượng dự án. Loại đầu tư trực tiếp là FDI thì nông nghiệp yếu nhất trong các ngành.
Có 3 nguyên nhân chính khiến cho lĩnh vực nông nghiệp ít thu hút FDI vì thứ nhất là đầu tư vào nông nghiệp rất nhiều rủi ro thiên tai dịch bệnh. Thứ hai là đất đai, hiện nay đất đai của ta rất manh mún và phần lớn do nông dân giữ. Thứ ba là phía chúng ta cũng có lỗi là chưa thật mạch lạc trong thu hút đầu tư, về mặt tổ chức, hướng dẫn cũng chưa thật tốt.
Có 3 vùng nhận được đầu tư ODA lớn nhất. Nhiều nhất là miền Trung, trong đó có cả nam và bắc Trung Bộ. Đầu tư chủ yếu cho 3 ưu tiên. Một là xoá đói giảm nghèo. Hai là phòng chống thiên tai, giải quyết những chuyện xói lở lụt bão. Ưu tiên thứ ba là giải quyết hạ tầng cơ sở. Hiện nay chúng tôi có 6 dự án (dự án) cho vùng này.
Vùng ưu tiên thứ hai là ĐBSCL, ngành nông nghiệp và cả nước nói chung đang lo chuyện biến đổi khí hậu, theo các nhà khoa học thế giới, khi mực nước biển dâng lên 1 mét thì Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới bị ảnh hưởng thiên tai nặng nhất sau Bangladesh.
Trong đó, ĐBSCL rất thấp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nên ngành nông nghiệp đang đầu tư vào ĐBSCL chủ yếu là huy động dự án ODA để giải quyết hệ thống thuỷ lợi, đã có 2 dự án gần 300 triệu USD đầu tư vào đấy.
Hiện tại Việt Nam đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới dự án trị giá 150 triệu USD để giải quyết 3 vấn đề chính. Một là hạ tầng cơ sở. Hai là hiện đại hoá nông nghiệp, vì hiện nay nông dân gặt xong không có công nghệ sau thu hoạch. Ba là tạo cho nông dân có nguồn tín dụng nhất định để cải tạo đời sống và đầu tư vào các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường.
Vùng miền núi phía Bắc có 6 tỉnh nghèo, ngành nông nghiệp đang rất ưu tiên, chủ yếu phục vụ để nâng cao đời sống của người dân.
Sau khi phân tích và nhận biết những điểm yếu của nông nghiệp khiến nhà đầu tư lo ngại, vậy chúng ta đã làm gì để khắc phục và thu hút FDI?
Để khắc phục và thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp có 4 hoạt động chính. Thứ nhất là thành lập chiến lược thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2010-2020 và đang trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Thứ hai, đang hoàn thiện cơ chế trong bộ, những chỗ nào vướng mắc thì giải quyết ngay.
Thứ ba là thành lập nhóm các nhà đầu tư, những chỗ nào khó khăn thì trực tiếp tháo gỡ và bàn với các tỉnh giải quyết. Thứ tư là kêu gọi đầu tư, đó là Chương trình xúc tiến đầu tư, chúng tôi giới thiệu tất cả những điều kiện về nông nghiệp như: đất đai, bảo vệ thực vật, thú y...
* Từ năm 1998 đến tháng 8/2008 khu vực nông nghiệp có 966 dự án (831 dự án nông lâm nghiệp; 135 dự án thuỷ sản). Vốn đầu tư khoảng 4.682 triệu USD, tổng vốn điều lệ khoảng 2.236 triệu USD. Trong 831 dự án nông-lâm nghiệp, vốn đầu tư là 4.222 triệu USD, vốn điều lệ là 1.977 triệu USD. 135 dự án thuỷ sản, vốn đầu tư là 460 triệu USD, vốn điều lệ là 258 triệu USD.
Tính đến ngày 31/12/2008, có 929 dự án còn hiệu lực, với vốn đầu tư là 4.458 triệu USD, vốn điều lệ 2.115 triệu USD và 2.021 triệu USD đầu tư thực hiện.
Trong đó có 800 dự án nông-lâm nghiệp, vốn đầu tư là 4.008 triệu USD, vốn điều lệ là 1.867 triệu USD và 1.852 triệu USD đầu tư thực hiện. 129 dự án thuỷ sản, vốn đầu tư là 450 triệu USD, vốn điều lệ là 248 triệu USD và 169 triệu USD đầu tư thực hiện.
FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế như: số lượng dự án chỉ chiếm 10,7% trong tổng số dự án FDI toàn quốc và vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này khoảng 5,24% vốn đầu tư trong cả nước (từ 1998-12/2007).

(Theo Vinanet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xem xét miễn giảm thuế: DN sẽ bừng tỉnh
  • Kích cầu 1 tỷ USD, đầu tư thế nào?
  • Lãng phí lớn vì những “nút thắt”
  • Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
  • Cơ hội đầu tư: Dự án Agro - Park góp phần giải quyết vấn đề tam nông
  • Kinh tế-Đầu tư: Coi trọng hiệu quả
  • Tài chính ngân hàng: Ngân hàng đôn đáo tìm khách
  • Mỹ đóng cửa 23 ngân hàng từ đầu năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!