Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động: Có thành chuyện “nóng”?

Vào tháng 5, tháng 6, khi các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) nhỏ "chạy đua" về lãi suất, khối NHTM quốc doanh, các NH quốc doanh lớn mới cổ phần hóa khá im hơi lặng tiếng. Nhưng, kể từ đầu tháng 7 đến nay, các "đại gia" của ngành ngân hàng đã liên tục tung ra các sản phẩm tiết kiệm mới với lãi suất huy động hấp dẫn. Động thái này cho thấy điều gì?

 Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) tung ra chương trình "Gửi tiết kiệm, tặng bảo hiểm". Theo đó, Vietcombank sẽ tặng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe mô tô cho khách hàng khi gửi tiết kiệm. Ngoài ra, với các kỳ hạn gửi 1-12 tháng, khách hàng còn được cộng thêm lãi suất ưu đãi. Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) hút khách hàng với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh (CCTG) bằng VND có mức lãi suất huy động cao nhất 9%/năm dành cho kỳ hạn 36 tháng. Các kỳ hạn khác (6, 9, 12 và 24 tháng), lãi suất dao động trong khoảng 7,9-8,6%/năm. Khách hàng mua CCTG lớn còn được tặng thêm lãi suất 0,2-0,4%/năm. Với loại CCTG này, khách hàng có thể chuyển nhượng, khi cần có thể cầm cố để vay vốn. Ngoài ra, VietinBank còn đưa ra sản phẩm "Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi" dành cho cá nhân gửi tiết kiệm kỳ hạn 12, 18, 24 và 36 tháng. Với sản phẩm này, khách hàng được quyết định tần suất xác định lãi suất cho khoản tiền gửi. Cụ thể, với kỳ hạn 12 tháng, tần suất xác định lãi suất là 3 tháng (điều chỉnh lãi suất 1 lần); với các kỳ hạn huy động 18, 24 và 36 tháng, tần suất là 6 tháng. Đặc biệt, khách hàng được tặng thưởng lãi suất 0,2-0,7%/năm (tùy thuộc vào kỳ hạn gửi).

 Trước đó, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển (BIDV) đã phát hành CCTG ngắn hạn bằng VND đợt 2-2009, kéo dài đến giữa tháng 8-2009. CCTG có các kỳ hạn 3, 6, 9 tháng và 364 ngày, mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng với cá nhân và 50 triệu đồng với các DN, tổ chức. Nếu rút tiền trước hạn, mức lãi suất được hưởng 45-70% lãi suất cam kết (tùy từng kỳ hạn). Đặc biệt, tại kỳ chuyển đổi đầu tiên, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn tiền gửi có kỳ hạn thông thường tại thời điểm chuyển đổi một biên độ cộng thêm áp dụng cho từng kỳ hạn. Cụ thể, 3 tháng biên độ lãi suất cộng thêm là 0,1%/năm; 6 tháng: 0,15%/năm; 9 tháng: 0,17%/năm; 12 tháng: 0,2%/năm. Mức lãi suất tiết kiệm thông thường hiện nay tại BIDV cao nhất là 8,25%/năm cho các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng...

 Động thái này của các đại gia trong ngành ngân hàng khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động VND mới. Lãnh đạo một NHTMCP tại Hà Nội cho rằng, chính sách cạnh tranh lãi suất luôn là yếu tố gây trở ngại lớn cho các NHTM.  Mặc dù thời điểm này, những đợt tăng lãi suất của các NH vẫn chưa quá "nóng", song từ nay đến cuối năm lãi suất có thể tiếp tục tăng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động VND của các NH còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu chung của nền kinh tế. Nếu tín hiệu phục hồi của nền kinh tế rõ hơn thì có khả năng lãi suất sẽ trở thành vấn đề rất "nóng" trong việc huy động vốn của các NH.

 Các chuyên gia dự báo, lãi suất huy động trong 1-2 tháng tới sẽ không có biến động lớn. Động thái này của các NH lớn không phải là yếu tố có thể "châm ngòi" cho cuộc đua lãi suất mới, mà chỉ tăng để cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, nhất là khi dự báo nhu cầu tín dụng ngày càng tăng. Mức lãi suất hiện tại của hầu hết các NH đã được điều chỉnh gần bằng nhau. Vì vậy, yếu tố chính trong cạnh tranh thu hút tiền gửi hiện nay là những chương trình chăm sóc khách hàng cũng như các sản phẩm, dịch vụ  mới của NH.

(Theo Đức Anh // Hanoimoi Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng như thế nào?
  • Giải mã lợi nhuận ngân hàng
  • Dòng vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi trong năm tới?
  • Lợi nhuận "nóng" có mâu thuẫn với tăng trưởng bền vững?
  • Cơ chế hỗ trợ lãi suất đáp ứng mục tiêu kích cầu
  • Chính phủ thực hiện gói kích cầu là cần thiết
  • Đáng kể về “lượng” nhưng bao giờ đáng chú ý về “chất”?
  • Vòng xoáy lạm phát, cung tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!