Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các quốc gia thất vọng trước quyết định bơm 600 tỷ USD của Mỹ

Việc tiếp tục bơm tiền của FED sẽ làm suy yếu đồng đô la và hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới sẽ đắt đỏ hơn đối với những người tiêu dùng Mỹ

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ bơm 600 tỷ USD với nỗ lực kích thích đà hồi phục của nền kinh tế, các quốc gia Trung Quốc, Đức và Nam Phi đã đồng loạt có những phản ứng không mấy tích cực. 

Theo ông Wolfgang Schaeuble - Bộ trưởng tài chính Đức, chính sách này của Mỹ là “thiếu khả năng cần thiết” và sẽ tạo ra “nhiều vấn đề ngoại lệ cho thế giới”. Động thái của Fed có thể sẽ khiến đồng đô la Mỹ suy yếu và gây tổn hại cho xuất khẩu tới Mỹ.

Ông Zhou Xiaochuan - giám đốc ngân hàng TW Trung Quốc đã thúc giục việc đưa ra các biện pháp cải tổ tiền tệ trên phạm vi toàn cầu mặc dù ông không nêu rõ hệ thống này nên được thay đổi như thế nào. Trong khi đó, theo Nam Phi, các quốc gia đang phát triển có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Bộ trưởng tài chính Nam Phi, ông Pravin Gordhan cảnh báo rằng các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Nam Phi sẽ hứng chịu tác động mạnh mẽ từ quyết định mở các “cửa lũ” của Mỹ mà không cân nhắc kỹ lưỡng về hậu quả đối với các quốc gia khác. Ngoài ra, chính sách Mỹ “sẽ phá hủy tinh thần hợp tác đa quốc gia mà các lãnh đạo nhóm G20 đã đấu tranh quyết liệt để duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng hiện tại”, ông cho biết. Các lãnh đạo của các bang và chính phủ của G20 – nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới sẽ họp trong một tuần tại Hàn Quốc về các vấn đề tiền tệ và sự bất cân bằng thương mại.

Ngân hàng TW Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ chi 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ với hi vọng rằng bơm thêm tiền mặt có thể sẽ giúp thúc đẩy cho đà hồi phục của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, động thái này sẽ làm suy yếu đồng đô la và hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới sẽ đắt đỏ hơn đối với những người tiêu dùng Mỹ. “Nếu chính sách nội địa này là chính sách tối ưu nhất chỉ đối với Mỹ, nhưng tại cùng một thời điểm nó lại không phải là chính sách tối ưu cho cả thế giới, thì nó có thể sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho thế giới. Sẽ có một tác động lan truyền”, ông Zhou cho biết.

Phó bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Cui Tiankai cho biết Fed có quyền không cần hỏi ý kiến của các quốc gia khác trước khi áp dụng các bước, nhưng “Họ nợ chúng tôi một số giải thích.” Theo Bộ trưởng tài chính Đức, xét về mọi mặt thì chính sách của Mỹ “thiếu khả năng cần thiết”. Thực tế, không phải những người Mỹ đã không bơm đủ tiền vào thị trường này và hiện tại, việc tuyên bố bơm thêm vào thị trường sẽ không giải quyết được các vấn đề của họ. Ông  còn cho biết thêm chính phủ Đức sẽ tổ chức các cuộc đàm thoại song phương với các quan chức Mỹ và thảo luận chủ đề này tại hội nghị của G20 diễn ra vào tuần tới.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • IMF: Thế giới cần một mô hình toàn cầu hóa mới
  • Tăng trưởng tín dụng gần lấp đầy chỉ tiêu
  • Quản lý thị trường vàng, bao nhiêu mới đủ?
  • Tăng dự trữ bắt buộc, Trung Quốc gây ảnh hưởng thị trường
  • Trung Quốc và Mỹ không ngừng đá bóng sang chân nhau
  • Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu
  • Bội chi ngân sách: Đâu là con số thực?
  • Giải pháp cho bình ổn lãi suât
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!