Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nào giảm giá nhà, đất?

Sau cơn sốt trước kỳ họp Quốc hội đầu năm, bàn về quy hoạch Thủ đô, thị trường nhà đất Hà Nội trầm lắng, rất ít giao dịch nhưng giá vẫn cao. Nhiều chuyên gia đề nghị, cần mổ xẻ giá vốn của doanh nghiệp bất động sản (BĐS), giá nhà đất mới có thể giảm.

Ảnh minh họa.

Tại hội thảo Phát triển thị trường BĐS Hà Nội: Cơ hội và thách thức, sáng 27-7, ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà – Bộ Xây dựng, cho hay: Thị trường BĐS giảm mạnh từ nửa cuối năm 2008, đến hết quý I-2009 vẫn đóng băng. Sang nửa cuối quý I và đầu quý II-2010 giá BĐS được đẩy lên cao, tăng bình quân 30%, có khu vực tăng hơn 40%.

Theo ông Thiện, nguyên nhân gây nên biến động phải kể tới việc kích giá, làm giá ảo của giới đầu cơ, cộng với tâm lý mua bán theo đám đông, tin đồn của các nhà đầu tư ngắn hạn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Nguyễn Khắc Thọ thông tin thêm, theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội trong 5 tháng đầu năm 2010, số thuế thu được từ chuyển nhượng BĐS tại 4 huyện Quốc Oai, Thường Tín, Ba Vì, Thạch Thất lên tới hơn 700 tỷ đồng.

Kiểm soát giá thành

Một số chuyên gia nhận định, hiện nhiều khu vực, giá căn hộ được chủ đầu tư bán có khi cao gấp 2-3 lần so với giá thành. Đây là nguyên nhân khiến giá nhà, đất tại Hà Nội cao ngất. Một chuyên viên từng thẩm định nhiều dự án BĐS thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết, thông thường khi trình các dự án để Thành phố thẩm định, các doanh nghiệp BĐS chỉ trình hồ sơ chung về quy hoạch.

Việc tính toán chi phí là chuyện riêng của doanh nghiệp. Không thể tính chi tiết họ sẽ lãi bao nhiêu cho một mét vuông căn hộ, nên không ai tính được giá thành, DN ấn định giá bán bao nhiêu là quyền của họ.

Một thành viên Hiệp hội kinh doanh BĐS thừa nhận: Hiện chưa có cơ quan nào kiểm tra, khảo sát để nắm được giá vốn của DN làm ra một mét vuông căn hộ hoặc biệt thự là bao nhiêu tiền.

Nhiều chuyên gia BĐS cũng thừa nhận, để giải quyết tận gốc giá nhà và đất ở, ngoài phần ngọn nằm ở thị trường, cần mổ xẻ việc tính toán giá thành của các DN kinh doanh BĐS. Nhưng điều này, đến nay cơ quan quản lý vẫn buông.

(Theo Khánh Huyền // Tienphong Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Nóng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp
  • Biến động mạnh tỷ giá chưa gây tác động xấu?
  • Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giảm, vì sao?
  • Xử phạt bảo hiểm: Lý, tình và sự cẩn trọng
  • 'Sẽ tích cực bơm vốn cho nền kinh tế'
  • Công khai thông tin tự doanh, tại sao không?
  • Ngân hàng 'giấu' lãi
  • Thị trường liên ngân hàng: Nên tháo rào cản?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!