Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách ứng xử của doanh nghiệp nếu đồng Euro sụp đổ?

 

 

Theo các cuộc phỏng vấn được thực hiện với nhiều giám đốc đa quốc gia, các công ty quốc tế đang gấp rút lên kế hoạch để đối ứng với những hậu quả bất ngờ xảy ra nếu khu vực đồng tiền chung Euro (eurozone) tan rã.

 

 

Điều đáng lo ngại là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chưa có sự chuẩn bị nào
về tài chính và pháp lý cho kịch bản xấu của số phận đồng Euro.
 

Trước những lo sợ rằng các chính trị gia hàng đầu của khu vực châu Âu đang mất dần khả năng kiểm soát đối với cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng lan rộng, các giám đốc doanh nghiệp buộc phải tìm cách bảo vệ công ty của họ trước một sự sụp đổ có thể xảy ra.

Đầu tháng 11, Thủ tướng Đức, Angela Merkel và tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy đưa ra khả năng rằng Hi Lạp sẽ ra khỏi khu vực eurozone. Nếu vậy, đó sẽ là lần đầu tiên sau 13 năm kể từ khi ra đời, các quan chức cấp cao khu vực châu Âu dám đặt ra câu hỏi về sự bền vững của khu vực eurozone.

Chúng ta đã bắt đầu suy nghĩ về một sự tan rã. Nếu các bạn nhận thức sâu sắc được sự thay đổi liên quan tới đồng euro thì tất cả chúng ta sẽ ở vào một hoàn cảnh khác. Với các quốc gia ra khỏi đồng Euro, các bạn sẽ chứng kiến sự mất giá hàng loạt khiến các thương hiệu nhập khẩu trở nên rất đắt đỏ”, ông Andrew Morgan, chủ tịch Diageo tại châu Âu cho biết.

Những mối lo của các giám đốc doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng khi các bộ trưởng tài chính khu vực eurozone cân nhắc việc đưa ra quyết định cho các lựa chọn triệt để giúp giải quyết khủng hoảng nợ công, bao gồm khả năng rót vốn vay cho các quốc gia đang oằn mình trong nợ nần thông qua Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Vì thế, các công ty sản xuất xe hơi, các tập đoàn năng lượng, các công ty hàng hóa tiêu dùng và các công ty đa quốc gia khác đang từng bước thận trọng để giảm thiểu những rủi ro bằng cách đặt các dự trữ tiền mặt vào các đầu tư an toàn và kiểm soát các khoản chi tiêu không cần thiết. Cụ thể, Tập đoàn công nghệ Siemens thậm chí đã thành lập ngân hàng cho riêng họ để ký thác quỹ của họ vào Ngân hàng TW châu Âu (ECB).

Một số công ty đang kiểm chứng những tư vấn của các chuyên gia về những hậu quả pháp lý từ các hợp đồng thương mại và thỏa thuận cho vay xuyên quốc gia khi sự tan rã xảy ra. Theo ông Jean Pisani-Ferry, giám đốc của Cơ quan giám sát Bruegel tại Brussels “Các công ty hoạt động trên thị trường và chủ yếu là các doanh nghiệp thực sự đang đánh giá khả năng xảy ra tan rã. Thật khó để nghĩ về những điều không tưởng chứ không nói gì đến việc thảo ra chi tiết của nó nhưng bất kỳ công ty tầm cỡ nào cũng phải xuy xét về khả năng này”.

Một số công ty có tầm với toàn cầu thì cho rằng sự tan rã của đồng Euro là điều tồi tệ nhưng có thể kiểm soát được. ông Jürgen Dieter Hoffmann, giám đốc tài chính tại Volkswagen Autoeuropa, chi nhánh tại Bồ Đào Nha của tập đoàn xe hơi Đức cho biết “Chúng tôi đã có một phân tích sơ bộ về hậu quả của việc chấm dứt sử dụng đồng Euro như đồng tiền tệ Bồ Đào Nha. Kết luận là tác động của nó sẽ không tiêu cực tới công ty của chúng ta nếu chúng ta là một công ty xuất khẩu và thuộc về một tập đoàn toàn cầu”.

Một số giám đốc doanh nghiệp tại Pháp, Italia và Tây Ban Nha thì cho rằng họ có các kế hoạch ứng phó với tình trạng hỗn loạn kinh tế và tài chính nhưng không có kế hoạch cụ thể cho sự ra đi của đồng Euro. Rủi ro theo cách nhìn của họ chính là khả năng ổn định của vùng có thể được kiểm soát trước mối đe dọa lớn hơn nếu họ biết rằng các công ty đang liệu trước được tình trạng xấu nhất.
 
Bùi Huyền // Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Viễn cảnh đồng euro sụp đổ: “Mẹ của mọi thảm họa tài chính”
  • Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý
  • Kiến nghị tăng cổ phần nhà đầu tư ngoại trong ngân hàng
  • Thắt chặt tiền tệ và cú sốc lãi suất với Doanh nghiệp
  • Grant Thornton: Tư nhân hết lạc quan về kinh tế Việt Nam
  • Cơ hội từ... khủng hoảng tín dụng đen
  • M&A ở Việt Nam: Không dễ!
  • Giới đầu tư quốc tế đang lo những thứ “tưởng tượng”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!