Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cái giá của những công trình chậm trễ

Một phần đại lộ Đông Tây, đoạn đi qua quận 6.

Thông tin dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước đội vốn thêm 3.600 tỉ đồng khiến không ít người dân giật mình vì xót của.

Dù thực tế thời gian qua cho thấy không có dự án giao thông nào của Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung không phát sinh chi phí trong quá trình triển khai, song con số 3.600 tỉ đồng tăng thêm cho một dự án quả là quá sức tưởng tượng. Số tiền này có thể giúp Tp.HCM có thêm nhiều con đường, nhiều cây cầu mới, đầu tư vào các dự án cấp bách và thiết thực khác, song ở đây lại dùng để bù đắp cho phần chi phí phát sinh từ việc thi công chậm trễ và sự ngắn hạn của tầm nhìn.

Theo đúng kế hoạch ban đầu, toàn bộ dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước phải hoàn thành vào năm 2008. Nghĩa là đáng lẽ từ hai năm trước, Tp.HCM đã có trọn vẹn một đại lộ dài 22km nối hai đầu cửa ngõ thành phố, rộng thênh thang từ 60 - 100m, với hầm Thủ Thiêm chui qua sông đầu tiên của cả khu vực Đông Nam Á, gắn trung tâm thành phố hiện hữu với khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai.

Đáng lẽ từ hai năm trước, hệ thống thoát nước mới đã hoàn thành, chống ngập triệt để cho các quận 1, 3, 5, 10 và 11. Trong đó, giải quyết ngập cho những vùng trũng như bến Mễ Cốc (quận 8), Thanh Đa (quận Bình Thạnh), đồng thời, nạo vét và kè bờ kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, tạo cảnh quan sạch đẹp hai bên bờ kênh. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn còn dang dở và sự chậm trễ kéo theo tổng vốn đầu tư tăng vọt do giá vật liệu và nhân công tăng gần như là điều tất yếu.

Ở nguyên nhân tầm nhìn, vốn đầu tư phát sinh còn do các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế dự án đã “quên” mất yếu tố quy hoạch, dẫn đến phần đại lộ Đông Tây phía quận 2 phải điều chỉnh từ 10 lên 14 làn xe cho phù hợp với khu đô thị mới Thủ Thiêm đã quy hoạch và sẽ được xây dựng trong tương lai.

Điều đáng nói là quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 1996, song đến tận năm 2005 khi khởi công dự án đại lộ Đông Tây, các cơ quan chức năng Tp.HCM vẫn chưa nhận ra thiết kế tuyến đường bị “vênh” với quy hoạch khu đô thị, dẫn tới phải điều chỉnh làm kéo dài tiến độ dự án và phát sinh chi phí đầu tư.

Tương tự, các khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời các công trình tiện ích ngầm, các sự cố trong quá trình triển khai các gói thầu xây lắp cống thoát nước… tại dự án cải thiện môi trường nước cũng không được các sở ngành thành phố lượng định trước nên dự án liên tục lỗi hẹn tiến độ.

Trong số 3.600 tỉ đồng phát sinh, trước mắt vốn đối ứng phía Việt Nam khoảng 1.400 tỉ đồng (trong đó ngân sách thành phố cân đối khoảng 900 tỉ đồng), còn lại 2.200 tỉ đồng sẽ vay ODA của Nhật. Như vậy, có thể thấy ngay sự teo tóp của ngân sách quốc gia và ngân sách thành phố trong hiện tại và gánh nặng trả nợ ODA của các thế hệ tương lai.

Nhìn lại, thấy các dự án trọng điểm khác của Tp.HCM đều lâm vào vòng xoáy: chậm trễ tiến độ - phát sinh chi phí. Đơn cử, một dự án siêu bê bối khác là vệ sinh môi trường Tp.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vay ODA của ngân hàng Thế giới. Đáng lẽ hoàn thành vào năm 2008, toàn dự án liên tục lùi thời hạn hoàn thành đến cuối năm 2009, rồi giữa năm 2010, và gần đây nhất là cuối năm 2011. Chính vì vậy, tổng vốn đầu tư cũng theo đó mà “leo thang” từ 200 triệu USD lên gần 320 triệu USD hiện nay và có thể chưa dừng lại.

Bên cạnh những nguyên nhân được cho là khách quan, có thể thấy rất rõ tầm nhìn hạn hẹp và sự yếu kém trong khâu đấu thầu cũng như công tác quản lý dự án của chủ đầu tư và các cấp lãnh đạo.

Ở dự án đại lộ Đông Tây, chính sự giám sát thiếu hiệu quả đã dẫn đến hiện tượng nứt các đốt hầm dìm Thủ Thiêm, là một trong những nguyên nhân làm chậm trễ dự án và gây hoang mang trong dư luận về tính bền vững của công trình. Còn dự án vệ sinh môi trường, UBND Tp.HCM và ban quản lý dự án thể hiện sự thiếu quyết đoán vì sau khi đã chọn nhầm nhà thầu yếu kém vẫn liên tục du di cho nhà thầu, thay vì kiên quyết cắt hợp đồng và tìm đơn vị mới có năng lực. Điều này dẫn đến dự án đã chậm trễ lại càng ì ạch, đó là chưa kể không ai dám đoan chắc sản phẩm do một nhà thầu thiếu năng lực thi công liệu có đảm bảo chất lượng?

Lý giải về sự yếu kém trong quản lý các công trình trọng điểm đầu tư từ ngân sách và vốn ODA, ông Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Tp.HCM - cho rằng xuất phát từ tư duy tiền nhà nước, “của chùa”, nên nhiều doanh nghiệp (nhà nước) không có trách nhiệm và cũng không bị ràng buộc trách nhiệm phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Công trình trì trệ, vốn đầu tư tăng vọt trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” và cũng chẳng thấy cá nhân, cơ quan nào phải chịu chế tài. Chỉ thương những đồng tiền thuế của người dân góp vào ngân sách bị đem sử dụng lãng phí, còn gánh nặng ODA oằn vai thế hệ con cháu.

Minh Linh (SGTT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Chợ chiều” bảo hiểm rủi ro tỷ giá
  • Kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất, giảm bội chi
  • Mất 700 tỷ USD trong 10 phút : Máy móc đánh sập phố Wall?
  • Nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường bất động sản
  • Đầu cơ, lướt sóng mộ phần
  • Nhìn từ dự báo GDP quý 2: “Cặp đôi” tăng trưởng và rủi ro vĩ mô
  • Tiền nhàn rỗi khó tìm kênh đầu tư
  • Mua bán CK "chui": Khi văn hóa đặt dưới lợi ích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!