Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 3,43 tỷ USD

NHNN khẳng định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn với sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế. Những tin đồn không căn cứ đã khiến tỷ giá USD/VND tăng đột ngột.

Người dân và doanh nghiệp cần hết sức thận trọng với các thông tin hoặc lời đồn đoán thiếu căn cứ - Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ đến hạn và thỏa mãn hầu hết các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Do đó, người dân và doanh nghiệp cần hết sức thận trọng với các thông tin hoặc lời đồn đoán thiếu căn cứ để tránh phải gánh chịu rủi ro tỷ giá không đáng có. Các doanh nghiệp và tổ chức tài chính cần hành động một cách thông minh, có trách nhiệm với cộng đồng và nền kinh tế.

Cán cân thanh toán quốc tế ổn định

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, gần đây tin đồn về sự mất cân đối cung, cầu ngoại tệ đã khiến tỷ giá USD/VND tăng đột ngột.

Sau khi xem xét luồng chu chuyển ngoại tệ của nền kinh tế qua diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2010, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, mặc dù cán cân vãng lai vẫn thâm hụt trong quý I và II/2010  (chủ yếu là thâm hụt thương mại) nhưng thặng dư cán cân vốn luôn thừa để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai (tức là tổng thu ngoại tệ lớn hơn các tổng chi ngoại tệ của nền kinh tế).

Bảng cán cân thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm Đơn vị: Triệu USD - Nguồn: NHNN

 Quý I/2010Ước Quý II/2010Ước 6 tháng đầu năm
I. Cán cân vãng lai-1.892-1.678-3.570
1. Cán cân thương mại (xuất khẩu FOB-nhập khẩu FOB)-2.239-1.963-4.202
2. Chuyển tiền một chiều (ròng)2.0511.8283.879
II. Cán cân vốn và tài chính3.6863.3197.005
1. Đầu tư trực tiếp (ròng)1.6702.0353.705
2. Vay nước ngoài (ròng)8987021.600
3. Đầu tư gián tiếp (ròng)1.2905101.800
II. Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính1.7941.6413.435

Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2009. Chuyển tiền kiều hối 6 tháng đầu năm 2010 đạt khá (ước khoảng 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm 2009). Ngay cả quý II, dù không phải là "mùa kiều hối", lượng kiều hối vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500-600 triệu USD/tháng).

Bên cạnh đó, luồng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế tốt đẹp và môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam, trong đó có sự ổn định tỷ giá USD/VND.

Bảng trên cho thấy, chỉ riêng thặng dư của chuyền tiền một chiều và thặng dư vốn FDI đã đủ bù đắp cho nhập siêu.

Ngoài ra, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư, với mức thặng dư 1,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.

Như vậy, với cán cân vãng lai thâm hụt gần 3,6 tỷ USD và cán cân vốn thặng dư khoảng 7 tỷ USD, hiện vẫn dư hơn 3,43 tỷ USD trong nửa đầu năm 2010.

Vì vậy, tỷ giá USD/VND tăng trong mấy ngày qua không phải xuất phát từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và biến động bất lợi tổng cung, tổng cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Không có lý do khiến lãi suất ngoại tệ tăng

Về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2010, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, lãi suất ngoại tệ trong nước về cơ bản biến động phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế và cung, cầu vốn trên thị trường trong nước.

Lãi suất này không có khả năng tăng mạnh do mặt bằng lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng ổn định và ở mức thấp nhờ Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nền kinh tế chủ chốt chưa thắt chặt chính sách tiền tệ.

Hơn nữa, thị trường tiền tệ trong nước hiện đã liên thông với thị trường tiền tệ quốc tế. Do đó, sự chênh lệch quá mức lãi suất ngoại tệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế sẽ được trung hoà bởi sự dịch chuyển vốn (tiền gửi, tiền vay) giữa các ngân hàng Việt Nam với người không cư trú, đặc biệt giữa các ngân hàng mẹ ở nước ngoài và ngân hàng con (chi nhánh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn, có khả năng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ đến hạn và thỏa mãn hầu hết các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Các biện pháp của NHNN đã phát huy tác dụng

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, do tác động bất lợi của các yếu tố bên trong và bên ngoài nền kinh tế, cuối năm 2009 và đầu năm 2010 thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND diễn biến khá căng thẳng.

Để bình ổn thị trường ngoại tệ và tỷ giá, ngày 10/2/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng 3,36% tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.941 lên 18.544 VND/USD, kết hợp với việc triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tăng cường quản lý ngoại hối (như quy định lãi suất tối đa 1%/năm đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức kinh tế tại TCTD và bắt buộc 7 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng) nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.

Nhờ đó, từ cuối tháng 3/2010 đến cuối tháng 6/2010, thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND khá ổn định và diễn biến theo đúng định hướng của NHNN. Cụ thể, các TCTD đã mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp, sau đó TCTD đã bán lại cho NHNN, đồng thời hoạt động thị trường ngoại tệ cũng được thông suốt, tín dụng ngoại tệ tăng cao nhờ kỳ vọng ổn định tỷ giá.  

(Theo Giang Oanh // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ronald-Peter Stöferle: Không có bong bóng trên thị trường vàng
  • Capital Economics: Việc bỏ đồng euro sẽ có lợi cho 16 nền kinh tế châu Âu
  • Trước lộ trình tăng vốn điều lệ: Các ngân hàng thương mại liệu có kịp về đích?
  • Ngân hàng thay đổi chiến lược thời hậu khủng hoảng
  • Áp lực tỉ giá
  • Bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ “sụp đổ”
  • Đồng Nhân dân tệ sẽ trở thành trục tiền tệ thứ ba?
  • Thiếu một “đầu tàu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!