Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh tiền tệ tại châu Âu không dễ coi nhẹ

Tờ “Thương mại Hồng Kông” mới đây cho rằng, giữa năm nay, cuộc chiến tiền tệ tại châu Âu vẫn đang ảnh hưởng tới bầu không khí của thị trường đầu tư. Vấn đề nợ công của châu Âu sẽ đi về đâu, mọi người tuyệt đối không thể xem nhẹ.

 Báo cáo tỷ giá ngoại tệ của Ủy ban giao dịch hàng hóa Mỹ CFTC cho biết, từ tháng 12 đến nay, số người đầu cơ vào đồng EUR và đồng bảng Anh tăng đột biến. Từ đầu năm tới nay, tỷ giá đồng EUR và Bảng Anh so với đồng USD lần lượt trượt giá gần 10%. Trên thực tế, vấn đề nợ công của châu Âu chưa thể giải quyết triệt để trong một ngày, sự tích lũy đồng EUR và bảng Anh vẫn khó mà xóa bỏ.

Sự sụt giảm của các loại tiền tệ châu Âu cho thấy các nhà đầu tư rất quan tâm tới sự thâm hụt ngân sách của các nước châu Âu. Theo các số liệu của Cục thống kê Liên minh châu Âu EU, thâm hụt ngân sách của chính phủ Anh trong năm 2009 chiếm tới 12,3% GDP, cao hơn mức 10,5% của Mỹ, trong số các nước chủ yếu, chỉ thấp hơn so với con số 12,7% của Hy Lạp. Mặc dù kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD lại dự đoán, thâm hụt tài chính của Anh trong năm 2010 sẽ chiếm lên tới 13% GDP, nhảy vọt lên vị trí đầu bảng toàn cầu.

Tác động của cơn bão kinh tế đối với ngành tài chính khiến doanh thu từ thuế của Anh sụt giảm đáng kể, nhưng các phương án giải cứu thị trường lại đẩy chi tiêu tài chính liên tục gia tăng, khiến cho nước Anh lần đầu tiên xuất hiện thâm hụt tài chính kể từ tháng 1/1993 tới nay với con số thâm hụt là 4,3 tỷ bảng Anh.

Mặt khác, quy mô nợ công của chính phủ Anh đã ngày càng lớn, tổng số lãi ròng ước tính là 848,5 tỷ bảng Anh, dường như tương đương với tổng số nợ của 4 nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha cộng lại. Thêm vào đó, viễn cảnh xếp hạng tín dụng mà Công ty Standard & Poors dành cho Anh Quốc mới đây đã đánh tụt từ “ổn định” xuống “tiêu cực”, vì thế mà ỗi lo xếp hạng tín dụng nợ AAA của Anh Quốc có thể sẽ bị hạ thấp cũng ngày càng dữ dội hơn. Một đế quốc hùng mạnh về kinh tế trong quá khứ thế nhưng ngày nay lại đang nối gót sau Hy Lạp, trở thành quốc gia thứ hai bùng phát khủng hoảng nợ.

Tuy đồng EUR bị tác động bởi khủng hoảng tín dụng của nhóm 5 quốc gia PIGS, nhưng đồng EUR không phải là tiền tệ của quốc gia đơn nhất, EU có đủ thực lực kinh tế để bảo vệ sự ổn định của tiền tệ, thêm vào đó lượng giao dịch đồng EUR mỗi ngày hiện nay đều đạt tới 1200 tỷ USD, lớn hơn con số 1000 tỷ USD lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu năm 1992, do đó, so với đồng Bảng Anh, khả năng đồng EUR sụp đổ thấp hơn.

Tình thế “loạn trong giặc ngoài” của nước Anh cũng ngày càng leo thang, trong nước các cuộc bãi công của các nhân viên British Airways đã tác động tới nền kinh tế, ngoài nước là các cuộc xung đột tiềm ẩn tại đảo Falklands. Điều tra dân ý cho thấy, trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, tỷ lệ ủng hộ Đảng Lao Động cầm quyền và Đảng Bảo thủ đối lập đều ngang nhau, điều này khiến cho ứng cử viên nhiệm kỳ sau cho đến nay vẫn là một ẩn số. Một nhà lãnh tụ không có tỷ lệ ủng hộ cao chắc chắn sẽ không có lợi cho các vấn đề tài chính cần gấp rút giải quyết.

Tất nhiên, những thông tin từ châu Âu không hẳn là tiêu cực. Các nước châu Âu vẫn đang nỗ lực kiểm soát chi tiêu, trong đó, Anh Quốc là nỗ lực hơn cả. Nước Anh đã cắt giảm mạnh chi tiêu cho quốc phòng, giáo dục, nghiên cứu. Tuy nhiên, sự sụt giảm liên tục của đồng Bảng Anh đã giúp cho xuất khẩu nước này được cải thiện. Đồng bảng Anh với giá rẻ cũng khiến cho bất động sản Anh hấp dẫn hơn. Số liệu mới đây cho thấy, mặc dù đồng EUR cao hơn 30% so với đồng USD, nhưng giá trị đồng bảng Anh lại bị định giá thấp 2,8%. Đối với nước Anh, sự mất giá của đồng bảng Anh đã tăng thêm sức cạnh tranh của hàng hóa và lao động của Anh tại thị trường quốc tế, thúc đẩy động lực kích thích kinh tế Anh tăng trưởng, do đó, chỉ có cần không xuất hiện cú sốc ác tính về sự sụt giá, hiệu quả kinh tế của việc mất giá vừa đủ thực sự rất tốt

Mặc dù tin tức tốt xấu lẫn lộn, nhưng nếu những thông tin tiêu cực mới bùng phát, sẽ không tránh khỏi tâm lý né tránh rủi ro của thị trường tài chính và điều này sẽ gây áp lực cho tiền tệ và thị trường chứng khoán châu Âu.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vay vốn bằng ngoại tệ: Doanh nghiệp e ngại tỷ giá
  • "Phải từng bước cơ cấu lại thị trường tài chính"
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Lãi suất - Giảm cách nào?
  • Rốt ráo tất toán tài khoản vàng
  • Kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả
  • Nỗi lo chứng khoán
  • Hướng đi của vàng 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!