Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất - Giảm cách nào?

Theo tín hiệu từ thị trường cho thấy, hiện nay, các DN bắt đầu có nhu cầu vay vốn ngân hàng đề đầu tư sản xuất … Tuy nhiên một trở ngại đang đặt ra đối với các DN hiện nay là rất khó tiêu hoá được mức lãi suất tiền vay ngân hàng. Về trung hạn, câu hỏi đặt ra là liệu nếu gỡ bỏ trần lãi suất thì mặt bằng lãi suất sẽ ra sao ? Nếu tạo ra được mặt bằng lãi suất thấp thì đâu là điểm tựa cho nó ?

Các ngân hàng đang chọn mức lãi suất huy động ngắn cũng như dài hạn đều ở mức 10,49%

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo ngành ngân hàng có giải pháp giảm lãi suất cho vay để đảm bảo các DN có thể vay được vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. NHNN cũng đang có rất nhiều nỗ lực tháo gỡ “trần lãi suất” để từ đó NHTM có thể huy động được vốn  để có thể cho vay ra... Nhưng thực tế mặt bằng lãi suất vẫn tăng.
 
Lãi suất VN: cao hay thấp ?

Hình như từ trước đến nay, chưa bao giờ DN đặt ra câu hỏi  lãi suất VN có quá cao ? Vì người ta chỉ cố làm sao để vay bằng được vốn từ NHTM... Thời kỳ  “ngân hàng đua lãi suất”, lãi suất cho vay của NHTM lên tới 20%/năm. Thời gian vừa qua lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố (theo Luật dân sự); Các NHTM đã nghiêm túc chấp hành cho vay với lãi suất theo quy định nhưng lại tìm cách áp phí vào người đi vay. Theo báo giới phản ánh, thời gian qua, thực tế lãi suất cho vay của các NHTM đã lên tới 18-19%.

Trao đổi với báo giới, ông Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng lãi suất mà DN VN phải trả cho NHTM (tổng chi phí lãi vay khoảng 20%) là mức cao vào loại nhất trên thế giới và DN khó có thể chịu đựng được vì lợi nhuận bình quân khó có ngành nào đạt cao trên 30%/năm (nhất là trong thời kỳ khủng hoảng).

Theo thông báo của các NHTM, năm 2009, hầu hết các NHTM đều có lãi hàng trăm tỷ, có NHTM lãi lên tới hàng ngàn tỷ; trong khi các DN ở khu vực sản xuất đều gặp khó khăn, thua lỗ... Xem xét các chi phí ở khu vực NHTM cho thấy, chi phí phi lãi suất khá lớn trong năm 2009 (có nhiều NHTM vẫn tăng lương, thưởng  rất nhiều cho HĐQT, Ban giám đốc)... Những suy luận định tính này cũng đủ nói lên rằng mức lãi suất cho vay hiện tại là cao.

Bỏ trần lãi suất - cách nào ?

Hiện tại, có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước nên bỏ trần lãi suất càng sớm càng tốt.  Đến nay, nhiều ý kiến đều đồng thuận với quan điểm bỏ lãi suất cơ bản theo kiểu hiện nay và bỏ cả trần lãi suất. Quan điểm thận trọng về tự do hoá tài chính cho rằng, với mức độ phát triển của thị trường tài chính như VN hiện nay (nhất là mức độ cạnh tranh thấp của thị trường này), thì vẫn cần mức độ nào đó về trần lãi suất và cần lãi suất nào đó có màu sắc của NHTƯ, mang tính cơ bản, hoặc phải có đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ để làm điểm tựa, tham chiếu cho thị trường tiền tệ vận hành...

Các ý kiến chuyên gia, phân tích đánh giá thị trường trái phiếu VN cho rằng, chính sự kém phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ trong thời gian vừa qua và hiện nay ở VN đã dẫn tới tình trạng chính sách lãi suất của NHNN VN không có điểm tựa. Một số chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng, tất nhiên lãi suất cơ bản và  trần lãi suất hiện nay đang ở tình trạng “chơi vơi” - mà nhiều khi người không hiểu lãi suất cơ bản của NHNN là gì và để làm gì ? Nhớ lại tình trạng chơi vơi của lãi suất cơ bản trong một thời gian khá dài, khiến người ta khá thán phục sự kiên nhẫn của NHNN. Nhưng người ta cũng dự đoán rằng, nếu khi thị trường trái phiều chính phủ chưa phát triển có chiều sâu, mức độ cạnh tranh của khu vực ngân hàng chưa cao thì khi NHNN có bỏ lãi suất cơ bản, bỏ trần lãi suất thì chính sách lãi suất vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng “chơi vơi”. Liên quan đến vấn đề tạo lập lãi suất chuẩn cho trái phiếu chính phủ, tại kỳ roadshow tại Hong Kong chào bán  1 tỷ USD trái phiếu chính phủ VN tháng 1/2010, các nhà phân tích quốc tế cho rằng, sự hạn chế của quản lý ngân sách nhà nước (mà ở đây là quản lý nợ chính phủ/ chứng khoán hoá các khoản nợ chính phủ) đã dẫn đến mức lãi suất trái phiếu VN cao hơn Philippines và thị trường không hề có mức lãi suất tham chiếu cho trái phiếu VN... và vấn đề trái phiếu phát hành trong nước cũng trong tình trạng tương tự. Trái phiếu chính phủ phát hành không có thời hạn chuẩn và đang ở giai đoạn ban đầu xây dựng, phát triển thị trường trái phiếu...

Ý kiến chuyên gia nhận định rằng, khi thị trường tiền tệ chưa có công cụ chuẩn cho việc tham chiếu lãi suất (cụ thể là đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ), việc bỏ trần lãi suất, hay bỏ lãi suất cơ bản, chắc chắn sẽ dẫn đến lãi suất tăng trong ngắn hạn. Khi thị trường trái phiếu phát triển và tạo lập được mức lãi suất chuẩn và mức độ cạnh tranh cao của khu vực ngân hàng thì lãi suất sẽ giảm.

Như vậy, để  mặt bằng lãi suất giảm thực sự, thì việc bỏ trần lãi suất, bỏ cái gọi là “lãi suất cơ bản” hiện nay thì cần có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường trái phiếu chính phủ hơn nữa và tăng cường tính cạnh tranh của khu vực ngân hàng thương mại. Khi đó, trách nhiệm tạo điểm tựa cho lãi suất ổn định không chỉ là việc riêng của NHNN mà của cả Bộ Tài chính và các cơ quan khác.

(Theo ThS Lê Văn Hinh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rốt ráo tất toán tài khoản vàng
  • Kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả
  • Nỗi lo chứng khoán
  • Hướng đi của vàng 2010
  • Vốn đầu tư xã hội : Làm gì để khơi thông ?
  • “Khiêm tốn” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM
  • Thị trường chứng khoán: Tiền mới?
  • Đại hội cổ đông năm 2010 "vào mùa" Nếu vẫn “tại anh tại ả”...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!