Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu lo nợ

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet với vẻ mặt căng thẳng. Ảnh: TL

Ngày 4-2, thị trường bị một phen hoảng loạn khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm xuống dưới mốc 1.000 điểm, thấp nhất kể từ tháng 4-2009 đến nay, do các nhà đầu tư lo ngại tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng cao và đặc biệt là khủng hoảng nợ tại các nước châu Âu.

Đồng thời, giá hàng hóa giảm do dự đoán các khó khăn trên thị trường trái phiếu châu Âu sẽ liên lụy đến sự phục hồi kinh tế, làm cho kinh tế khó khăn hơn. Giá dầu thô cũng giảm gần 5% do đô la Mỹ mạnh hơn cũng như các nhà đầu tư rút vốn khỏi châu Âu. Giá vàng, thường tăng trong thời kỳ khủng hoảng, giảm 4,4% do các nhà đầu tư tin rằng đầu tư vào trái phiếu của Mỹ sẽ tương đối an toàn.

Thị trường chứng khoán châu Âu bi quan 

Thị trường chứng khoán Anh, Đức và Pháp đồng loạt giảm hơn 2%, cho thấy người ta lo lắng về việc các nước châu Âu (bao gồm Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) thâm hụt ngân sách đến 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP). Thậm chí, người ta còn lo ngại tiền tệ chung của Liên minh châu Âu (EU), tồn tại một thập kỷ qua, có thể bị phá vỡ.

Bầu không khí bi quan bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu. Mặc dù một ngày trước đó, EU đã thông qua kế hoạch ngân sách của Hy Lạp nhưng thành tích bán trái phiếu kém của Bồ Đào Nha cùng với dự báo thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã làm chấn động thị trường.

Bên cạnh đó, nợ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nhảy lên mức cao mới. Tỷ giá euro so với đô la Mỹ giảm thấp nhất 8 tháng qua, euro so với yen Nhật cũng giảm 3%. Nhiều người bắt đầu lo lắng Hy Lạp có thể bùng nổ “cuộc khủng hoảng nợ kế tiếp”.

Giám đốc điều hành của công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương (Pimco), Mohamed El-Erian, nói Hy Lạp chỉ là một ví dụ cho các vấn đề rộng hơn. Các chính phủ châu Âu vay nợ với quy mô lớn để đối phó với sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã khiến hệ thống ngân hàng xuất hiện vấn đề.

Ông El-Erian nói tiếp: “Chúng tôi đang nếm quả đắng. Hiện tượng trên thường xảy ra tại các nền kinh tế mới nổi, ít thấy tại các nước phát triển”.

Mặc dù Hy Lạp được Đức và các nước khu vực đồng euro cứu nhưng sự suy giảm của đồng euro phản ánh các nhà đầu tư có xu hướng chọn kênh đầu tư an toàn. Họ rút vốn khỏi châu Âu để đầu tư vào đô la Mỹ, yen Nhật cũng như trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Nhật Bản và Mỹ tương đối an toàn hơn, khiến euro đối mặt với áp lực giảm giá.

Liệu châu Âu có thoát khỏi khủng hoảng?

Nhà phân tích chiến lược thị trường chứng khoán của công ty đầu tư Barclays Capital, Barry Knapp, nói: “Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu dường như đi vào giai đoạn khủng hoảng mang tính hệ thống”.

Tuy nhiên, một quan chức thuộc Bộ Tài chính và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) theo dõi chặt chẽ tình hình Hy Lạp cho rằng các chính phủ châu Âu có thể xử lý cuộc khủng hoảng nợ trên.

Nhiều năm qua, Hy Lạp, Tây Ban Nha và các nước khác có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu khu vực đồng euro nhưng các nước này áp dụng mức lãi suất thấp đã sinh ra lạm phát trong lĩnh vực xây dựng và tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng nợ đã làm bộc lộ sự thiếu ràng buộc trong lĩnh vực tài chính và thiếu sót về cấu trúc của các nước này trong thời gian dài.

Trong quá khứ, các nước này có thể đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thông qua việc giảm giá đồng tiền nhưng áp dụng biện pháp trên trong phạm vi 16 nước thành viên khu vực đồng euro thì không khả thi. Muốn áp dụng biện pháp trên, các chính phủ châu Âu phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt, thậm chí khắc nghiệt và có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế trung hạn.

Ngoài ra, do tính nghiêm trọng của vấn đề ngày càng mở rộng, sự kiểm soát sẽ khó khăn hơn nhiều. Ví dụ, Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực đồng euro với quy mô GDP gần với Hy Lạp, gấp đôi GDP của Bồ Đào Nha và Ireland cộng lại. Đức và các nước khu vực đồng euro khác có thể cung cấp sự hỗ trợ cho Hy Lạp nhưng không thể cung cấp sự hỗ trợ cho Tây Ban Nha vì “khối lượng cơ thể” của nền kinh tế này quá lớn.

Để làm cho người dân tin rằng khu vực đồng euro có khả năng vượt qua khủng hoảng nợ, chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet ngày 4-1 đã đứng ra biện hộ cho đồng euro. Trong cuộc họp báo hàng tháng của ECB, ông Trichet nhấn mạnh mặc dù một số thành viên của EU gặp khủng hoảng nợ nhưng thâm hụt ngân sách của toàn bộ khu vực đồng euro chỉ chiếm 6% GDP của khu vực, thấp hơn Mỹ và Nhật Bản. Ông Trichet nói: “Khu vực đồng euro có đầy sự ổn định”.

Tuy nhiên, điều khiến người ta không thể nghi ngờ chính là sự lo ngại về khủng hoảng nợ của các chính phủ châu Âu đã bắt đầu lan sang các ngân hàng châu Âu và doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng. Tiền bảo lãnh tại ngân hàng Barclays (Anh) và ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đang tăng lên.

Ông El-Erian nói: “Châu Âu đang ở giai đọan 2 của cuộc khủng hoảng 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, các nhà đầu tư cho rằng vấn đề của Hy Lạp có thể kiểm soát được. Hiện tại đang là giai đoạn 2, tâm trạng lo lắng mở rộng sang Bỉ và các nước khác mà trước đây người ta cho rằng sẽ không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ. Trong giai đoạn 3, Đức và các nước hạt nhân của châu Âu bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng của khủng hoảng nợ”.

(Theo Phúc Minh // Thời báo kinh tế Sài Gòn // WSJ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận trong quản lý bất động sản rất lớn
  • “Thoáng” hơn cho các nhà đầu tư
  • Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu: Dành cho các dự án lớn
  • Bớt căng tỷ giá nhưng còn lo vốn
  • Tiền nhàn rỗi sẽ về ngân hàng?
  • Cần cảnh giác với yếu tố tâm lý và tin đồn trong kinh doanh vàng, bất động sản và chứng khoán
  • Vay vốn kích cầu, kẻ khó người quá dễ
  • Mỹ có nguy cơ rớt hạng tín nhiệm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!