Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiền nhàn rỗi sẽ về ngân hàng?

Lãi suất giao dịch bình quân đồng VND trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng đối với tất cả các kỳ hạn từ 0,6% đến 2%/năm. - tinkinhte.com
Lãi suất giao dịch bình quân đồng VND trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng đối với tất cả các kỳ hạn từ 0,6% đến 2%/năm. Ảnh: Đức Thanh
Nhiều chuyên gia ngân hàng nhận định, trước áp lực gia tăng của các kênh đầu tư khác, nguồn tiền nhàn rồi chưa chắc sẽ quay lại ngân hàng sau Tết Nguyên đán.
 
Lãi suất cơ bản tháng 2/2010 tiếp tục được duy trì ở mức 8%/năm, không tăng so với tháng trước. Điều này nằm ngoài dự báo của các ngân hàng và khiến việc huy động tiền nhàn rỗi trở nên khó khăn hơn, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Liệu tình hình huy động vốn sau Tết Nguyên đán có  sáng sủa hơn?

Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, thông thường hàng năm sau Tết Nguyên đán, tiền nhàn rỗi quay lại ngân hàng, song xu hướng năm nay có thể sẽ khác với năm trước. “Bởi đầu năm 2009, lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8,5%/năm, đồng thời lúc đó các thị trường đang phải đối mặt với cao trào của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các kênh đầu tư khác (chứng khoán, bất động sản, vàng và ngoại tệ) chưa thu hút được nhà đàu tư. Vì thế nguồn tiền nhàn rỗi vẫn nằm lại ngân hàng để chờ cơ hội đầu tư mới”, ông Huy nói.

Cũng theo ông Huy, trước áp lực gia tăng của các kênh đầu tư khác, chưa hẳn nguồn tiền sẽ quay lại ngân hàng sau Tết. Đáng chú ý là lãi suất huy động tiền gửi hiện không còn hấp dẫn đối với tiền nhàn rỗi, nhất là đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đại diện một số ngân hàng nhận định, khả năng thanh khoản sau Tết Nguyên đán sẽ ổn định hơn so với hiện nay. 

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Miền Tây (Western Bank), ông Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, tình hình và xu hướng tiền gửi tiết kiệm của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Western Bank nói riêng còn tùy thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng trong những tháng tiếp theo. Mặt khác, theo ông Sỹ, hiện khách hàng đã có lựa chọn trong việc đầu tư (chứng khoán, bất động sản, vàng...) và tiền gửi tiết kiệm chỉ là một trong các kênh đầu tư của họ. “Vì thế, áp lực trong huy động tiền gửi của ngân hàng sau Tết Nguyên đán chưa hẳn đã bớt căng thẳng”, ông Sỹ dự báo.

Cũng theo ông Sỹ, theo thông lệ, việc huy động vốn sẽ tốt hơn sau tết Nguyên đán hàng năm.

Trả lời câu hỏi về tình hình huy động tiền gửi của ngân hàng sau tháng 2/2010, đại diện Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) cũng cho rằng, trong những ngày đầu năm, tình hình huy động vốn nói chung của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, song sau Tết Âm lịch, sẽ lấy lại được sự bình ổn.

  Mặc dù vẫn lạc quan với tình hình thị trường sau tết Nguyên đán, song kế hoạch phát triển tín dụng của các ngân hàng đã được co dần. Bởi bên cạnh nguồn tiền huy động về khó, chủ trương hỗ trợ lãi suất dần cắt giảm (và hiện đã cắt giảm chương trình hỗ trợ lãi suất bằng VND ngắn hạn), vì vậy kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm nay, sẽ giảm nhiều so với năm trước. Đặc biệt là khi cung - cầu vốn đang mất cân đối.

Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng á Châu (ACB), cho biết, ACB hiện đã bắt đầu kiểm soát tín dụng, cố gắng phục vụ 100% nhu cầu của các khách hàng hiện hữu có lịch sử tín dụng tốt và quan hệ gắn bó với Ngân hàng, phát triển các khách hàng mới một cách có chọn lọc, trong đó tập trung vào khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“ACB tập trung cho vay vàng và nhất là USD phục vụ xuất khẩu theo tinh thần quản lý ngoại hối mới. Đồng thời, ACB chỉ tập trung cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu một cách có chọn lọc về mặt hàng, cho vay vốn lưu động, đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở, tiêu dùng và kinh doanh phục vụ đời sống của người dân”, ông Hải nói.

 Theo NHNN, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần qua đạt xấp xỉ 86.660 tỷ VND và 1.573 triệu USD (bình quân mỗi ngày đạt khoảng 17.332 tỷ VND và 314 triệu USD). Như vậy, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 7.973 tỷ VND và 59 triệu USD so với một tuần trước đó. Điều này cho thấy, nhu cầu vốn của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng vẫn tăng cao.

Trong tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân đồng VND trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng đối với tất cả các kỳ hạn từ 0,6% đến 2%/năm (ngoại trừ lãi suất kỳ hạn 3 tháng có mức tăng thấp nhất là 0,1%/năm) so với một tuần trước đó.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần cảnh giác với yếu tố tâm lý và tin đồn trong kinh doanh vàng, bất động sản và chứng khoán
  • Vay vốn kích cầu, kẻ khó người quá dễ
  • Mỹ có nguy cơ rớt hạng tín nhiệm
  • Chích “thuốc” tăng trưởng, gặt nỗi lo ngắn hạn
  • Triển vọng kinh tế thế giới tác động tới Việt Nam
  • Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
  • Tự do hóa lãi suất: Nên hay không?
  • Thoái vốn - xu hướng đã được báo trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!