Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiêu bẩn trên thương trường

Tình hình thị trường BĐS càng khó khăn, cuộc cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh BĐS càng thêm khốc liệt. Đã xuất hiện những mánh lới cạnh tranh với dụng ý tiêu diệt đối thủ kinh doanh một cách độc địa.

  • Hàng “hiếm” nhưng không ai mua

Một người đã đặt cọc 300 triệu đồng để mua một căn hộ chung cư tại Mỗ Lao (Hà Nội) cách đây gần 2 năm, ngậm ngùi kể: “Hồi đó, tôi được người quen giới thiệu với một tư vấn ở sàn giao dịch BĐS uy tín. Khi cơn sốt căn hộ chung cư cao cấp đang lên vùn vụt, tôi cũng có ý định mua, nếu thuận lợi thì để ở, còn khó khăn sẽ bán kiếm lời theo kiểu “lướt sóng”. 2 hôm sau, người tư vấn BĐS mời vợ chồng tôi đi ăn, trang trọng giao tận tay thư mời mua căn hộ chung cư và cho biết chủ đầu tư là một doanh nghiệp Singapore, rất tôn trọng chúng tôi nên có thư mời đích danh, nhưng cũng chỉ được giải quyết cho mua 1 căn. Tôi liền mang thư mời tới giao dịch, làm thủ tục đặt cọc 300 triệu đồng. Căn hộ sẽ được bàn giao sau 2 năm, lúc đó tổng số tiền phải trả là 1,8 tỷ đồng. Nhưng rồi chỉ 2 tháng sau, giá nhà đất ở khu vực này giảm mạnh. Hạn nộp tiền lần 2 là 600 triệu đồng đã đến gần, chúng tôi quyết định rao bán. Nhưng buồn thay, dù cho bán đúng giá, có nghĩa mất tiền lãi trong 2 tháng của 300 triệu đồng, cũng không có người mua. Cuối cùng, chúng tôi đành chấp nhận lỗ 70 triệu đồng mới bán được. đau hơn, sau này tôi mới biết thư mời mua căn hộ không chỉ mình “được chiếu cố” mới có, mà chủ đầu tư gửi thư chào hàng tràn lan và hầu hết người nhận được đã không nhẹ dạ như tôi. Tay tư vấn BĐS kia thực chất chỉ là một gã “cò” nhà đất”.

Những căn hộ cao cấp trong khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) được biết đến với lối ra giá tung hỏa mù.
  • Đòn sau lưng đối thủ cạnh tranh

Lần theo những tay môi giới nhà đất, có người làm cho 5-10 sàn giao dịch BĐS. Họ lấy thông tin từ sàn này chuyển cho sàn khác để làm… nội gián và kiếm lời. Một “cò” kể nửa kín nửa hở anh ta từng nhận một khoản tiền lớn của một nhà kinh doanh BĐS để mở trung tâm tư vấn nhà đất gần khu dự án của đối thủ đang định bán. Có khách đến hỏi thông tin, anh ta chỉ việc úp mở nói xấu, nhằm đánh tụt giá căn hộ của dự án đó xuống rất thấp, đến độ không ai dám mua vì nghi ngờ. Còn một chiêu nữa, đó là tung tin khu vưc gần đó toàn dân lưu manh sinh sống: “Sáng nào tôi cũng phải quét hàng đống bơm kim tiêm. Mới cách đây một tuần, bọn lưu manh còn vác súng đuổi nhau chạy rầm rập, tí nữa tôi bị ăn đạn”. Nghe vậy, khách hết hồn, bỏ đi luôn.

Một “cò” nhà đất có thâm niên khác cho biết, các ông chủ đầu cơ thường áp dụng mánh bỏ ra một khoản tiền rất lớn, mua nhiều căn hộ hoặc lô đất tại một khu vực cụ thể, rồi bán lại cho… chính mình với giá trên trời. Đó là cách họ tạo ra cơn sốt ảo, khi có khách “cắn câu” thì lập tức xả hàng. Những lần như thế các ông chủ đầu cơ kiếm được cả chục tỷ đồng như chơi. Một số nơi tự dưng xuất hiện hàng loạt trung tâm tư vấn BĐS, chẳng qua là họ “chơi” nhau. Cứ thượng bảng hiệu của mình lên thật cao, thật đẹp để hút khách và làm nhiễu thông tin của đối thủ, còn họ cũng chẳng tính đến lời lãi trong việc tư vấn làm gì. Miễn sao hạ được đối thủ làm ăn, còn mình chịu lỗ chỗ này nhưng lại vớ bẩm chỗ khác.

Một chiêu bẩn khác là trả giá theo kiểu “dội bom”. Khi thấy đối thủ đưa ra giá thế này, lập tức cử hết người nọ đến người kia tới trả giá. Có người trả giá rất cao, có người lại trả giá rất thấp, cứ ào ạt khiến đối thủ tối tăm mặt mũi, tưởng hàng của mình đắt khách, nên giữ lại không bán đợi lên giá để cơ hội qua đi. Đến khi buộc phải bán, số tiền thu về không còn được là bao.

Tạo thương hiệu cho mình nên bằng uy tín, bằng chính sức mạnh nội tại và có thể bằng những cách đánh bóng tên tuổi, chứ không phải là cách dùng chiêu bẩn để hạ đối phương. Trong thế giới ngày nay, cùng tồn tại để cùng phát triển, cả hai đều thắng mới là cách lựa chọn khôn ngoan.

(Theo BẮC PHONG/sggp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bỏ bản vẽ nhà đất sẽ hết phiền toái?
  • Mạnh tay can thiệp “giao dịch ngầm” lãi suất
  • Không thể kìm lãi suất bằng biện pháp hành chính
  • Biến động tỷ giá USD: Méo mó môi trường sản xuất, kinh doanh
  • Rối… lãi suất ngân hàng
  • ‘Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất đai’
  • Khủng hoảng nợ công : Nguy cơ và những khuyến cáo với Việt Nam
  • Khủng hoảng nợ công : Bài học cho cả nước giàu và nước nghèo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!