Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách nới lỏng tiền tệ của FED đã sinh ra một bong bóng lớn

USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm giá mạnh trong phiên sáng 27/5, vàng giảm quay về mức giá hôm thứ Tư.

Phương án kích thích tài chính quy mô lớn, hay còn được gọi là “Chương trình nới lỏng định lượng thứ hai” (gọi tắt là QE2) do Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Ben Bernanke tung ra đã tiêu hết 600 tỷ USD của những người đóng thuế. Chính sách này vốn dùng để giải cứu nền kinh tế, nhưng hiệu quả của nó có thật sự như mong đợi?

Chỉ còn vài tuần nữa là chương trình QE2 sẽ chính thức kết thúc. Chủ tịch FED Bernanke cho rằng, chính sách này đã đưa nền kinh tế đi theo đúng quỹ đạo.

Nhưng những tích liên quan tới các số liệu thực lại cho thấy câu chuyện hoàn toàn khác nhau.

Thực tế chứng minh, chương trình QE2 có thể đã tạo ra 700 nghìn cơ hội việc làm, tương đương với khoảng 850 nghìn USD chi phí cho một vị trí. Giá nhà thấp hơn so với mức trước khi tung ra chương trình QE2, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng lên.

Quả thật, QE2 đã mang lại sự phồn vinh cho thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư đã bắt đầu đổ tiền vào thị trường cổ phiếu. Song một nhà phân tích cho rằng, biên độ tăng mạnh của chỉ số S&P 500 do chịu ảnh hưởng của chương trình QE2 kỳ thực là do đồng USD mất giá gây ra.

Cho nên sự thật là, QE2 đã cho ra đời một bong bóng khổng lồ mới cho số tài sản tài chính tính bằng USD. Từ thị trường chứng khoán Mỹ cho đến vàng đều như vậy. Trong khi đó, nó lại không hề mang lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế thực thể.

Hãy nhìn các số liệu việc làm. Theo tiết lộ của Bộ Lao động Mỹ, từ tháng 8/2010 đến nay, số lượng công nhân toàn thời gian chỉ tăng 700 nghìn người, từ mức 111,8 triệu người lên 112,5 triệu người.

Tính theo giá tiền gói kích thích 600 USD, chi phí bình quân để tạo cơ hội việc làm cao lên tới 850 nghìn USD.

Đồng thời, số lượng công nhân bán thời gian giảm 600 nghìn người. Hay nói cách khác, Mỹ chỉ chuyển 600 nghìn – 700 nghìn công nhân bán thời gian thành công nhân toàn thời gian. Lượng việc làm tăng ròng như vậy quá ít ỏi.

Tỷ lệ số người có việc làm chiếm trong tổng dân số là 58,4%, thấp hơn mức 58,5% của tháng 8 năm ngoái. Trong toàn bộ sức lao động, tỷ lệ số người đang làm việc (tức tỷ lệ tham gia lao động) đã giảm 0,5%.

Giá nhà giảm cũng không ít. Theo tiết lộ của Hiệp hội địa ốc quốc gia Mỹ, trước khi bắt đầu QE2 vào tháng 8/2010, giá nhà bình quân là 177,3 nghìn USD. Còn giá nhà bình quân hiện nay là 163,7 nghìn USD, biên độ giảm là 8%.

Trái lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Tỷ lệ tăng trưởng của mùa hè năm ngoái là 2,6%, nhưng hiện giờ chỉ có 1,8%. Và tỷ lệ lạm phát lại gia tăng, từ 1,2% trước khi thi hành QE2 tăng lên 3,1% như hiện nay.

Có lẽ biểu hiện kinh tế khi chưa có QE2 sẽ còn tồi tệ hơn. Nhưng các số liệu trên đã lật tẩy một lời nói dối, tức hiệu quả thi hành các chính sách kinh tế này không tốt như lời tuyên truyền. Các nhà kinh tế ngày càng cảm thấy thất vọng trước viễn cảnh tương lai. Thứ Sáu tuần trước (20/5), hãng bán lẻ Gap đã trở thành chỉ số mới nhất của suy thoái kinh tế, thành tích của hãng này đủ để nói thật với thị trường rằng: Tiêu thụ vẫn yếu, giá thành lại tăng lên.

Ngoài ra, QE lại còn cho ra đời một quả bong bóng nhân tạo hoàn toàn cho tất cả số tài sản tính theo đồng USD.

Hãy xem thị trường chứng khoán. Kể từ khi Chủ tịch Bernanke tuyên bố chương trình QE2 của mình tại Jackson Hole, bang Wyoming vào ngày 27/8/2010 đến nay, chỉ số S&P 500 tổng cộng tăng 26%. Tình hình thật sự là giá cổ phiếu tính bằng USD của thị trường cổ phiếu Mỹ đang sụt giảm.

Nếu đo bằng ngoại tệ, thị trường chứng khoán hiện nay không hề phồn vinh như vậy. Tính theo giá franc Thụy Sỹ, chỉ số S&P từ ngày 27/8/2010 đến nay chỉ tăng 8,4%. Nếu tính bằng đồng krone Thụy Điển và đồng đô la Úc, biên độ tăng còn ít hơn. Nếu tính bằng vàng, chỉ số S&P 500 chri tăng 4,5%.

Đồng thời, biểu hiện phồn vinh ảo còn khiến cho các nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro cao. Chỉ cần xem hoạt động IPO sôi nổi của LinkedIn bạn có thể biết. Các nhà kinh tế theo học phái kinh tế Úc cho rằng, đây là lý do quay trở lại bản vị vàng. Điều này sẽ khiến bạn muốn biết chiều hướng tiếp theo sẽ như thế nào?.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư vào đâu hiệu quả nhất?
  • Lãi suất cao? Đánh quả thì…. vẫn ngon!
  • Tình trạng tài chính của Mỹ còn tồi hơn Eurozone?
  • Doanh nghiệp và ngân hàng đang cùng “đói” vốn
  • Gỡ vốn cho doanh nghiệp
  • Kiểm soát đầu tư ra nước ngoài: “Soi” kỹ cơ cấu
  • Tỷ giá, lãi suất - hai mối lo của doanh nghiệp Việt Nam
  • Có nên áp trần lãi suất cho vay ngân hàng quốc doanh?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!