Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình trạng tài chính của Mỹ còn tồi hơn Eurozone?

Theo một chỉ số do Comeback America phát triển, tình trạng tài chính của Mỹ còn tồi hơn so với các nước đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nợ tại khu vựcc Eurzone.

Ông David Walker, người đứng đầu tổ chức Comeback America Initiative cho rằng, hiện chính phủ Mỹ đang chi tiêu tới 4 tỷ USD một ngày, vượt quá số tiền thu về, khiến nước này rơi vào tình trạng tài khóa mất cân bằng.

Theo cựu kiểm soát tài chính của chính phủ Mỹ, việc giải quyết các vấn đề của nước Mỹ đòi hỏi một sự kết hợp cân đối giữa các biện pháp giảm chi tiêu và chia sẻ gánh nặng thuế công bằng hơn.

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông nói: “Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt và chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi vấn đề hiện nay bằng tăng trưởng. Chúng ta sẽ cần phải tăng trưởng GDP 2 con số thực tế trong nhiều thập kỷ để có thể giải quyết được tình hình hiện nay.”

Tổ chức của Walker thúc đẩy sự ổn định tài chính và cảnh báo Mỹ đang tụt hậu so với các nước phát triển khác trong việc đưa ra chính sách tài khóa hợp lý.

Ông nhận xét, trên thực tế, theo một chỉ số do Comeback America phát triển, chính sách tài khóa của Mỹ còn tồi hơn so với các nước đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone như Ý hay Tây Ban Nha.

Với mức trần nợ 14.294 tỷ USD và khả năng tiếp tục nâng mức trần nợ, Quốc hội Mỹ đang phải cân nhắc các biện pháp tăng thuế và giảm chi tiêu để tránh cho Mỹ không bị rơi vào nguy cơ vỡ nợ như nhóm nước yếu kém thuộc khu vực eurozone như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Ông Walker nghiêng nhiều hơn về phía biện pháp cắt giảm chi tiêu, tuy nhiên, ông cho rằng cần điều chỉnh cấu trúc thuế sao cho cân bằng hơn.

Ông nói: “Chúng ta cần phải mở rộng hệ thống thuế. 51% người Mỹ không đóng thuế thu nhập. Điều này không thể chấp nhận trong một xã hội dân chủ.”

Những người giàu nhất nước Mỹ hiện chỉ đóng thuế thu nhập ở mức, trong khi đó mức thuế cận biên là 35%.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp và ngân hàng đang cùng “đói” vốn
  • Gỡ vốn cho doanh nghiệp
  • Kiểm soát đầu tư ra nước ngoài: “Soi” kỹ cơ cấu
  • Tỷ giá, lãi suất - hai mối lo của doanh nghiệp Việt Nam
  • Có nên áp trần lãi suất cho vay ngân hàng quốc doanh?
  • Tự cứu mình trước khi cầu cứu Ngân hàng
  • Lạm phát tăng cao khiến BĐS “hụt hơi”
  • Có gì ẩn khuất sau cuộc bán vốn chóng vánh?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!