Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có nên áp trần lãi suất cho vay ngân hàng quốc doanh?

Các NH quốc doanh đang băn khoăn khi mới đây xuất hiện ý kiến một số chuyên gia tham vấn cho NHNN về việc quy định trần lãi suất cho vay đối với các NH này ở mức 17,5%/năm.

Đại diện một NH nói: “Chúng tôi đang bị khách hàng rút vốn vì không thể lách trần huy động 14%/năm như các tổ chức tín dụng cổ phần, nay thêm trần cho vay thì làm sao kinh doanh nổi?”.

Vì sao quốc doanh?

Mức trần lãi suất cho vay dự định áp cho khối NH quốc doanh thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất đầu ra bình quân khoảng 22-27%/năm hiện nay. Chưa nói các tổ chức tín dụng quốc doanh lấy vốn huy động ở lãi suất nào để cho vay ra ở mức đó, chỉ riêng sự chênh lệch lãi suất của trần và thực tế sẽ khiến các DN, nhất là DN nhà nước, tăng cường vay vốn ở Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB và Agribank.

Điều này một mặt tạo áp lực về kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các “ông lớn”, mặt khác sẽ tạo điều kiện nảy sinh tiêu cực. Ai cũng muốn vay vốn giá rẻ, rẻ hơn giá thị trường, và để vay được, không loại trừ những khoản chi phí không minh bạch.

Quan trọng hơn, sử dụng trần lãi suất cho vay đối với NH quốc doanh sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Một sân chơi tiền tệ không bình đẳng chắc chắn không phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Hơn nữa đang dấy lên sự nghi ngờ trong công luận: Liệu Nhà nước có “rót” vốn cho NH quốc doanh với nhiều ưu đãi để họ cho vay với lãi suất ấn định như vậy? Trong vài năm qua, huy động vốn của các NH quốc doanh giảm mạnh. Năm ngoái thị phần vốn huy động của cả 5 NH TMNN chỉ còn 48,6%, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Các NH nước ngoài đang nâng dần thị phần vốn huy động, trong khi ngân hàng TMCP chật vật để giữ thị phần.

Đang có quá nhiều biện pháp hành chính trong điều hành tiền tệ. Nay lại thêm trần lãi suất đầu ra cho một số đối tượng hạn hẹp không khác nào lạm dụng giải pháp hành chính, làm cho thị trường bị bóp méo và chia năm sẻ bảy. Dân doanh vốn dĩ đã khó tiếp cận nguồn vốn NH quốc doanh, nay với lãi suất thấp của khối này, họ hẳn càng không có cửa vay được tiền nơi đây.

Gian dối lãi suất tiết kiệm

Chủ tịch HĐQT một tổ chức tín dụng cổ phần thông báo với giọng buồn rầu: “NH đành buông chỉ tiêu về tổng tài sản đã được xây dựng hồi đầu năm vì không thể chạy đua huy động vốn. Bây giờ lại còn vấn đề không biết hạch toán các khoản chi vượt trần lãi suất tiết kiệm vào đâu. Mà không phải một, hai khách hàng gửi tiền; hàng trăm, hàng ngàn người gửi, người nào NH cũng phải trả phần lãi suất vượt khung ngoài sổ sách”.

Người dân, DN, NH, gần như cả xã hội đang bị bắt buộc phải gian dối trong gửi tiền tiết kiệm! Trên các sổ tiết kiệm, lãi suất tối đa chỉ ghi 14%/năm, nhưng người gửi và NH đều biết lãi suất thực cao hơn thế. Cả hệ thống kế toán phải căng mình tìm các kẽ hở pháp luật để hạch toán sự chênh lệch hai lãi suất. Thế nhưng, trong các thông báo mới nhất liên quan đến lãi suất đăng trên website của NHNN, cơ quan này vẫn kiên quyết giữ nguyên trần lãi suất huy động, bất chấp sự lỗi thời của nó với thực tế và khó khăn mà nó gây ra cho nền kinh tế.

Thuộc đắng dã tật

Những chuyên gia đề xuất ý tưởng áp dụng trần lãi suất cho vay với NH quốc doanh thừa nhận đó là biện pháp hành chính, nhưng cho rằng nó cần thiết để kéo mặt bằng lãi suất xuống, giúp sản xuất của DN tránh khỏi đình đốn, kinh tế vẫn tăng trưởng. Có thể họ quên mất rằng mục tiêu sống còn của chúng ta hiện tại là ổn định kinh tế vĩ mô, mà yếu tố hàng đầu là kềm chế lạm phát. Chịu đựng lãi suất cao một thời gian nữa là cái giá phải trả trong “cuộc chiến” chống lạm phát dai dẳng từ năm 2008 đến nay. Thuốc đắng dã tật. Lãi suất cao là một trong những liều thuốc đắng kinh điển mà các nước đã sử dụng nhằm đẩy lùi lạm phát. Thuốc phải uống đủ liều và không thể vừa uống vừa lo lắng nó có đắng quá không!

Nếu NHNN không thể bãi bỏ ngay trần lãi suất huy động, ít nhất nên nâng dần nó lên cho sát với lãi suất thực tế theo cung-cầu thị trường. Tốt nhất là thả nổi lãi suất cho thị trường tự điều tiết, bỏ trần huy động và không áp trần cho vay. Còn trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện trần lãi suất cho vay, cách khả thi là đưa ra một mức trần thỏa đáng và áp dụng cho tất cả các ngân hàng, không có loại trừ.

Thế nào là mức trần thỏa đáng? Đó là mức trần được xác định trên cơ sở lãi suất huy động bình quân thực tế, có xem xét năng lực tài chính và khả năng chống đỡ của cả doanh nghiệp cũng như ngân hàng trước biến động thị trường. Có lẽ nên nhấn mạnh là ngay cả mức trần thỏa đáng cũng không thể tồn tại lâu dài. Nó chỉ phát huy tác dụng trong thời gian ngắn và việc áp dụng nó là có thời hạn.  

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tự cứu mình trước khi cầu cứu Ngân hàng
  • Lạm phát tăng cao khiến BĐS “hụt hơi”
  • Có gì ẩn khuất sau cuộc bán vốn chóng vánh?
  • Ngân hàng từ góc nhìn lợi nhuận: Triển vọng không sáng sủa
  • Giải mã kế sách 'bỏ tiền đồng mua USD'
  • Đề phòng lạm phát và suy thoái
  • Đừng coi thường lạm phát do tâm lý
  • Chứng khoán, vàng, Euro có thể đồng loạt giảm khi QE2 kết thúc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!