Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách tiền tệ toàn cầu : Gánh nặng với các ngân hàng trung ương

Ngân hàng TƯ Châu Âu cần làm rõ rằng họ sẽ có hành động phản ứng nếu lạm phát hoặc tăng trưởng bị tụt giảm quá sâu

Thiểu phát chưa xảy ra, nhưng nhiều ngân hàng của các quốc gia phát triển, giàu có trên thế giới đã phải chuẩn bị sẵn sàng để tránh điều đó.

Trong vài năm qua, ngân hàng trung ương của những nước giàu trên thế giới đã phản ứng quyết liệt với suy thoái, khủng hoảng tài chính và mối đe dọa của sự thiểu phát.

Rơi vào thiểu phát ?

Ý kiến của chuyên gia thuộc khối các quốc gia phát triển OECD và Ngân hàng quốc tế Settlements cảnh báo rằng một giai đoạn dài duy trì mức lãi suất thấp sẽ gây ra nguy hiểm cho lạm phát và làm tăng các nguy cơ khác. Loại quan điểm khác cùng với Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF nhận định tình hình không đến mức nguy cơ như vậy và khẳng định các ngân hàng trung ương cam kết tiếp tục chính sách tiền tệ cởi mở đồng thời mở rộng bảng cân đối ngân sách.

Ai đúng ? Thế giới các quốc gia giàu có dường như chưa bị rơi vào tình trạng khẩn cấp của thiểu phát. Trong cuộc điều tra hàng tháng của tờ thời báo kinh tế danh tiếng The Economist, không ai trong số 18 cơ quan dự báo hàng đầu cho rằng thiểu phát sẽ xuất hiện tại các nền kinh tế lớn trong năm tới, trừ Nhật Bản. Vì vậy còn lâu các ngân hàng trung ương mới cần chuyển hướng chú ý từ lạm phát sang thiểu phát. Thực tế, lạm phát trong năm 2011 sẽ thấp hơn năm 2010, quan điểm này được OECD và IMF đều thống nhất đồng ý. Tại hầu hết các quốc gia, lạm phát ở mức dưới 2%, một con số nằm trong khoảng đệm, chưa tới mức thiểu phát. Và thiểu phát, một khi đã xuất hiện thì cực kỳ khó khăn để đuổi cổ chúng đi như Nhật Bản đã từng trải qua. Thiểu phát tồn tại sẽ đem lại các mối nguy hiểm ngày càng lớn.

Nhưng các mối nguy hiểm không mặc đồng phục để dễ thấy vì thế các ngân hàng trung ương cần phải sẵn sàng phản ứng. Tại Nhật Bản, nơi giá cả giảm nhiều trong suốt hơn một thập kỷ qua, việc phải có nhiều chương trình hành động hơn là điều tất yếu.

Nước Anh thì không giống vậy, dù có nhiều sự ế ẩm trong nền kinh tế, lạm phát vẫn trên mức Ngân hàng Anh dự tính. Bảng Anh có thể bị giảm giá và lên lại chút ít thất thường nhưng các phản ứng của ngân hàng Anh vẫn đạt kết quả, lạm phát đứng ở mức chấp nhận được. Do đó còn quá sớm để nói rằng Ngân hàng Anh cần siết chặt chính sách tiền tệ vì sự phục hồi kinh tế cũng đang rất mỏng manh.

Mỹ và các nước thuộc khu vực Eur nằm giữa hai thái cực trên. Sự phục hồi của Mỹ đối mặt với làn gió ngược do kết thúc chương trình kích thích tài chính vào thời điểm lạm phát mới dao động quanh mức 1% nhưng thiểu phát không thể xuất hiện ngay lập tức. Lạm phát cũng đứng ở mức thấp tại các quốc gia sử dụng đồng Eur nhưng nó không phải là thiểu phát vì giá cả thay đổi theo hướng tăng nhẹ. Vấn đề nguy hiểm lớn nhất là sự hồi phục chậm của cả khu vực này do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ quốc gia. Cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Châu Âu cần làm rõ rằng họ sẽ có hành động phản ứng nếu lạm phát hoặc tăng trưởng bị tụt giảm quá sâu.

Không thể hành động đơn độc

Tỷ lệ lãi suất thấp càng kéo dài tại các nước giàu thì càng có nhiều đồng vốn chảy tới các nền kinh tế mới nổi, nơi có tỷ lệ lãi suất cao để chống lạm phát.

Các ngân hàng trung ương sẽ làm thế nào khi các khoản vay ngắn hạn đều ở mức gần bằng không và phạm vi hành động đặc biệt của họ đã bị giới hạn. Điều đó khiến họ phải sử dụng các công cụ trái với thông thương như công bố rõ ràng về thời gian giữ lãi suất cho vay ở mức thấp, mua nhiều nợ chính phủ hơn, thực hiện các khoản cho vay lớn, thời hạn dài đối với các ngân hàng thương mại và mua ngoại tệ. Những điều này khó thực hiện ngoài thực tế hơn trong lý thuyết.

Những hành động mua lại nợ chính phủ hoặc tư nhân đều dẫn đến các lời buộc tội về việc dùng ảnh hưởng chính trị để tác động. Tỷ lệ lãi suất thấp càng kéo dài tại các nước giàu thì càng có nhiều đồng vốn chảy tới các nền kinh tế mới nổi, nơi có tỷ lệ lãi suất cao để chống lạm phát. Điều này đe dọa sẽ tạo nên những bong bóng kinh tế mới. Vì thế mặc dù các ngân hàng trung ương vẫn có đầy đủ các loại công cụ nhưng chúng không hiệu quả như trước.

Các ngân hàng trung ương có vai trò to lớn trong phục hồi kinh tế thế giới nhưng họ không thể làm đơn độc. Chính phủ các nước cần phải nhận thức sâu sắc về điều này khi thực hiện các chương trình hoặc là chi tiêu khắc khổ, tiết kiệm hoặc là kích thích kinh tế mạnh mẽ.

(Theo Hoa Chi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Không để tái diễn những bài học đau xót
  • Cung - cầu ngoại tệ sẽ cân bằng!
  • Trung tâm thị trường vàng đang dịch chuyển về phương Đông?
  • Giảm thuế hay tăng chi tiêu công?
  • Cốt lõi của hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Lãi suất huy động và cho vay bằng USD tương đối ổn định so với tháng 6/2010
  • Bất thường vốn FDI
  • Nở rộ phát hành trái phiếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!