Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cửa hẹp cho 'room' tín dụng

Các DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất chịu được phải là những khách hàng ruột, có tiềm lực, uy tín với ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng tính đến cuối tháng 10 tăng 22,5% so với cuối năm 2009, trong khi “hạn mức” đưa ra cho năm 2010 là 25%. Do đó hai tháng cuối năm, hạn mức tín dụng chảy ra thị trường sẽ được hạn chế. 

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang phải đối diện với bài toán về vốn. Trong danh sách 21 ngân hàng cần tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 của NHNN, thì hiện các ngân hàng cần hơn 10.000 tỷ đồng mới đáp ứng đúng lộ trình. Bởi theo tính toán các ngân hàng đang cho vay với mức lãi suất cho vay phi sản xuất lên tới trên 20%, các ngân hàng huy động lãi suất với mức 14 – 15% thì một nguồn tiền nhàn rỗi lên tới hơn 10.000 tỷ đồng hiện nay là điều... không tưởng.

Do đó, “room” tín dụng vào những tháng cuối năm sẽ rất eo hẹp. Theo TS Lê Thẩm Dương – Trường Đại học Ngân hàng TP HCM: Mục tiêu tăng lãi suất vừa qua là để giảm lạm phát, giữ cho tỷ giá được ổn định. Thế nhưng, việc duy trì lãi suất cao không nên kéo quá dài bởi nó sẽ ảnh hưởng đến những dự án trung và dài hạn, tạo khan hiếm hàng hóa trong tương lai.

Theo TS Dương, NHNN cần kéo lãi suất ở mức chấp nhận được. Chẳng hạn lạm phát 10%/năm thì lãi suất huy động ở mức 12%/năm, lãi suất cho vay khoảng 15% - 16%/năm là hợp lý. Tình trạng lãi suất huy động cao, kéo lãi suất cho vay cao sẽ khiến các DN có cớ đẩy giá hàng hóa dịch vụ tăng cao trong dịp Tết. Cũng theo ông Dương, lãi suất vay tới 18-20% của ngân hàng như hiện nay thực sự là khó khăn với DN. So sánh có thể thấy, đối thủ cạnh tranh của DN trong khu vực như Thái Lan, Philippines chỉ phải vay với mức 10%. Còn các DN vay vốn với mức lãi suất cao nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh.

Một thực tế là hiện các DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất chịu được phải là những khách hàng ruột, có tiềm lực, uy tín với ngân hàng. Còn đa phần các DN nhỏ và rất nhỏ phải tìm cách xoay xở, huy động vốn theo các kênh như vốn cổ phần, vốn từ gia đình, người thân. Giải pháp chủ đạo của các DN là tiết giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thắt chặt tiền tệ trong điều hành vĩ mô thời điểm này là cần thiết, để ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Việc gia tăng lãi suất huy động và cho vay giúp kiềm chế lạm phát, tạo sự ổn định chung. Bối cảnh khó khăn cũng là lúc sàng lọc, DN mạnh sẽ chiến thắng, DN yếu cần phải điều chỉnh hoặc rút khỏi thị trường. Để đối mặt với những khó khăn hiện nay, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội Hà Nội: các DN cần xác định bối cảnh chung, lấy mục tiêu dài hạn và toàn cục làm chủ đạo, xem xét kế hoạch kinh doanh, tìm nguồn vốn rẻ hơn, rà soát kế hoạch kinh doanh, giảm dự án không có triển vọng gây nguy cơ nợ, tiết giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh để bù lại phần lãi.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng: Cần sự tương trợ của ngân hàng!
  • Đất phía tây Hà Nội: 'Lướt sóng' và 'thổi' giá?
  • Thương mại điện tử: Kênh đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao
  • Đăng ký đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD - Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Con số và sự kiện
  • Villa Park – Cơ hội đầu tư mới trên thị trường bất động sản
  • Năm 2010: FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt 416 tỷ US$
  • Lãi suất nóng do cách 'kiếm ăn' mới của giới ngân hàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!