Cuộc gặp thượng đỉnh Trung Quốc - Mỹ tới đây sẽ có nhiều đề tài, liên quan nhiều vấn đề, mang tính chiến lược có tác động tòan cầu. Tuy nhiên, vấn đề của song phương sẽ vẫn là ưu tiên, trong đó vấn đề tỷ giá vẫn là điểm "nóng".
Trong tháng này, tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, cuộc gặp này của hai nguyên thủ hàng đầu của hai nền kinh tế thế giới có thể được ví với một câu chuyện cũ của Mỹ.
Cụ thể câu chuyện đó là: Khi bạn nợ 10,000 USD thì vấn đề thuộc về bạn nhưng khi bạn nợ 10 triệu USD thì rắc rối lại thuộc về chủ nợ của bạn.
Hoa Kỳ nợ Trung Quốc ít nhất là 907 tỷ đô la và nước này cần có một cuộc hội đàm với chủ nợ lớn nhất của mình khi vị chủ tịch Trung Quốc có chuyến viếng thăm nhà Trắng vào ngày 19 này.
Tổng thống Obama với mong muốn Bắc Kinh đẩy giá đồng nhân dân tệ lên nhằm giúp cho chính phủ của ông cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc nâng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Xét về tình hình kinh tế hiện nay thì Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong khi Hoa Kỳ đang phải đấu tranh với cuộc khủng hoảng kinh tế, chính vì thế Tổng thống Obama đã đưa ra lời cáo buộc đối với nền kinh tế thứ hai thế giới về hành vi xâm lược kinh tế thông qua việc ảnh hưởng tới chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ bằng cách làm tổn hại đến đồng tiền của nước này, những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đầu tư của Mỹ.
Hồi tháng trước, tổng thống Obama đã được đánh giá cao khi đưa ra một kế hoạch cụ thể nhằm kích thích kinh tế Mỹ bằng việc cắt giảm thuế quan có giá trị lên tới 858 tỷ đô la và việc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đang bơm vào nền kinh tế gói cứu trợ 600 tỷ đô la.
Nhưng xét một cách khách quan thì Trung Quốc cũng bị rơi vào bẫy của đồng USD do quy mô các sở hữu cổ phần của nước này với Hoa Kỳ và các quyền chọn đang bị hạn chế ở nhiều mặt bằng cách bán phá giá trái phiếu chính phủ Mỹ bởi vì điều này có thể gây ra hậu quả là hạn chế giá trị của các danh mục đầu tư tại nước này.
Tổng thống Mỹ đã đưa ra khẳng định về việc ông sẽ không xin lỗi về tình hình tăng trưởng tạm thời của nước Mỹ - điều đã khiến Bắc Kinh đau đầu thời gian qua.
Các nhà phân tích đưa ra nhận định rằng, ông Obama sẽ không phải nhượng bộ khi hai nhà lãnh đạo quyền lực này gặp nhau và đồng thời các nhà phân tích cũng đưa ra sự thúc dục ông Obama về cuộc tấn công đối với đồng nhân dân tệ, trong đó các quan chức Mỹ cho rằng Trung Quốc đang cố tình giữ giá đồng nhân dân tệ thâp so với đồng đô la nhằm thúc đẩy nền xuất khẩu của nước này phát triển.
Fred Bergsten giám đốc của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson – một nhóm các chuyên gia cố vấn cao cấp đã phát biểu “Ngày càng có nhiều áp lực đặt lên Chính phủ Mỹ”
Ông Bergsten đưa ra những lập luận để chứng minh việc Trung Quốc đang gian lận thương mại thông qua tỷ giá đồng nhân dân tệ rằng “Nhận định của tôi cũng giống với các nhà lãnh đạo hàng đầu Chính phủ, phần lớn là sự thất vọng với nỗ lực đưa ra các lý do nhằm thuyết phục cho việc trả ít cổ tức”
Nhà Trắng đưa ra thông báo khẳng định vấn đề nhân dân tệ sẽ được đưa ra bàn luận trong cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới vào ngày 19 này.
Nhưng cũng có những lo ngại từ phía Bắc Kinh. Khác với thái độ từ phía Mỹ, trong vấn đề này Trung Quốc lại đưa ra sự nhận định hoàn toàn khác.
Trung Quốc cho rằng họ nhìn thấy được mối đe dọa từ việc thâm hụt ngân sách Mỹ 1,3 tỷ đô la và về những bất cập trong chính sách tiền tệ siêu nới lỏng mà Cục dự trữ Liên bang đang theo đuổi.
Bắc Kinh lo ngại về quyết định của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hồi tháng 11 mua gói cứu trợ 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ chắc chắn sẽ có tác động làm suy yếu đồng đô la, từ đó đánh bại số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ và có khả năng gây ra bất ổn đối với tình hình kinh tế của nước này.
Ông Trương Minh tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – một chuyên gia tư vấn hàng đầu của chính phủ đã đưa ra nhận xét “Thâm hụt tài chính và nợ của Mỹ là hai vấn đề đang ngày càng đáng lo ngại và nó sẽ rất khó khăn cho Chính phủ Hoa Kỳ để kiểm soát tài chính của nước này ở mức độ bền vững mà không làm mất giá đồng đô la vũng như không xẩy ra tình trạng lạm phát”.
(Theo Beenet/Reuter)
------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiều nước giận dữ trước quyết định của các ngân hàng Mỹ
Hãng tin AFP ngày 14/1 đưa tin nhiều ngân hàng của Mỹ vừa tuyên bố đóng các tài khoản của hơn 150 sứ quán tại Mỹ. Quyết định này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ nhiều nước bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của các sứ quán trên đất Mỹ.
Trước tình hình căng thẳng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Patrick Kennedy ngày 13/11 đã phải dìm cách làm dịu sự giận giữ của các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) đối với quyết định “làm khó” của các ngân hàng Mỹ. Ông Patrick Kennedy đã gặp đại diện hơn 150 nước tại trụ sở LHQ để giải đáp những lo ngại về tài khoản.
Theo thông tin từ Thứ trưởng Ngoại giao Patrick Kennedy, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đang tìm cách thuyết phục các ngân hàng nước này cân nhắc lại quyết định này và đưa các ngân hàng khác vào hoạt động phục vụ ngoại giao.
Ngay cả các Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, như Pháp và Trung Quốc, cũng nằm trong số một loạt nước được yêu cầu tìm một ngân hàng mới để mở tài khoản sau khi ngân hàng JPMorgan Chase thông báo cho các phái bộ ngoại giao ở Washington và New York phải đóng các tài khoản của họ trước ngày 31/3. Được biết, JPMorgan Chase hiện là ngân hàng duy nhất tuyên bố sẽ đóng toàn bộ các tài khoản của các sứ quán. Ngân hàng này có nhiều khách hàng ngoại giao vì đặt một chi nhánh ngay tại trụ sở LHQ. Ngoài ra còn hàng loạt ngân hàng khác, tuy nhiên tên tuổi chưa được công khai.
Theo giới ngoại giao, các nước lớn có thể sẽ nhanh chóng tìm ra một ngân hàng thay thế. Tuy nhiên, hàng chục quốc gia nghèo hơn, đặc biệt là các nước Châu Phi, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề này. Các tài khoản của các sứ quán mở tại các ngân hàng Mỹ được sử dụng để trả lương cho nhân viên và thanh toán các hóa đơn. Nhiều quốc gia phải chuyển hàng triệu USD mỗi năm cho các phái bộ của họ ở Mỹ thông qua các ngân hàng này.
Ông Robert Rowe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, thừa nhận các ngân hàng trên chịu sức ép từ Chính phủ và buộc phải đưa ra quyết định trên. Ông Robert Rowe nói: “Các chuyên gia của Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng đặc biệt cẩn thận với các nguồn tiền gửi đến từ nước ngoài, đặc biệt khi chúng được gửi đến cho các phái bộ ngoại giao và các nhân vật cấp cao”.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ khẳng định họ không thể áp đặt đối với các ngân hàng và quyết định trên hoàn toàn mang tính kinh doanh. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng quyết định đóng cửa các tài khoản ngoại giao có liên quan đến việc Chính phủ Mỹ thẳng tay chống tham nhũng và các hành động phi pháp khác.
Bảo Minh (Tổng hợp)// Theo Beenet
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com