Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn, nếu vượt quá điểm này sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế.
Từ những năm thập niên 60 các nhà kinh tế đều cho rằng việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và tài trợ) tại các nước kém phát triển là cần thiết, nó bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước.
Với nguồn vốn được bổ sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế của họ để tạo ra mức tăng trưởng cao hơn. Qua quá trình này có thể thấy mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là với một quốc gia đang phát triển mức vay nợ hợp lý có khả năng tăng cường tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên về sau các nghiên cứu lại cho thấy càng gia tăng nợ thì tăng trưởng kinh tế sẽ càng tốt hơn. Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn nếu vượt quá điểm này gia tăng nợ sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế.
Nợ nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể, theo thống kê của Bộ Tài Chính nợ nước ngoài đã tăng từ 31.4% trong năm 2006 lên 42.2% năm 2010.
Sự gia tăng của nợ nước ngoài không chỉ làm gia tăng lo ngại tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai mà còn không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Vận dụng lý thuyết “debt overhang” của nhà kinh tế Krugman (1988) chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi này. Lý thuyết của Krugman giúp chúng ta tìm ra ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam. Ngưỡng nợ được hiểu đơn giản là nếu vượt qua giá trị này sự tăng lên của nợ không đồng nghĩa với sự tăng trưởng tốt hơn.
Bằng cách vẽ mô phỏng các điểm phân bố GDP theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP theo dạng hàm phương trình bậc hai, sau đó xác định đỉnh của đường công. Đỉnh của đường cong này chính là ngưỡng nợ nước ngoài cần tìm. Với trường hợp của Việt Nam, khi quan sát số liệu từ năm 1986 đến năm 2010, ngưỡng nợ nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP) được tìm thấy ở mức gần 65%.
Nói cách khác nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt nam nhỏ hơn mức 65% sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nếu tỷ lệ này vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra bằng cách ước lượng thông qua mô hình kinh tế lượng cũng cho thấy nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP gia tăng 1% và chưa vượt ngưỡng 65% thì GDP sẽ gia tăng 15,76987 triệu USD và nếu vượt ngưỡng 65% thì GDP sẽ giảm 22,9528 triệu USD.
Từ kết quả phân tích chúng ta có thể thấy gia tăng nợ nước ngoài hiện nay của nước ta có thể chưa phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng nguồn lực này chúng ta cần nghiêm túc và thận trọng.
Nên phân tích đầy đủ lợi ích kinh tế và xã hội của tất cả các dự án được tài trợ bằng nợ.
Tài trợ bằng nợ chỉ nên thực hiện nếu dự án đảm bảo lợi nhuận tạo ra sẽ đảm đương được thanh toán lãi vay và vốn gốc. Việc sử dụng vốn cũng phải được giám sát chặt chẽ để làm cho đảm bảo vốn vay được sử dụng một cách có hiệu quả.
-----------------
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com