Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư ra nước ngoài: 20 năm “mang chuông đi đánh xứ người”

Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập của các quốc gia trên thế giới. Năm 1989, Việt Nam có dự án đầu tiên ĐTRNN. Nhìn lại hơn 20 năm qua (1989-2010), ĐTRNN của Việt Nam tuy đã đạt được một số kết quả, song như nhiều chuyên gia nhận xét: còn khiêm tốn, chưa tương xứng; triển vọng nhiều, nhưng cũng không ít thách thức.

Kết quả đáng khích lệ


Nhìn lại hơn 20 năm ĐTRNN, những kết quả đạt được, nhất là trong 5 năm gần đây (2006-2010) rất đáng khích lệ và mở ra triển vọng nhiều hứa hẹn. Thông qua hoạt động ĐTRNN đã góp phần “định vị” tên tuổi nền kinh tế Việt Nam trên bản đồ nền kinh tế thế giới ngày một rõ và lớn hơn. Tính luỹ kế đến hết năm 2009, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN đạt khoảng 7,73 tỷ USD với 465 dự án. Riêng năm 2010, ĐTRNN của Việt Nam có 107 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,962 tỷ USD, ngoài ra có 9 dự án cũ điều chỉnh tăng vốn thêm trên 87,1 triệu USD. Hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam đã hiện diện tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Một ghi nhận khác của hoạt động ĐTRNN đó là, các doanh nghiệp Việt Nam đã không chỉ duy trì, mở rộng những thị trường truyền thống mà còn khai phá thành công nhiều thị trường mới. Ngoài các thị trường như Lào, Campuchia, Nga, Angiêri... các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã xâm nhập đến các thị trường “khó tính” khác, như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ ... tạo cơ hội để nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước. Bên cạnh đó, nhiều dự án ĐTRNN của Việt Nam đã kích thích doanh nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ qua việc chuyển hoạt động từ quy mô nhỏ, ngành nghề đơn giản sang hoạt động với quy mô lớn hơn đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Kết quả này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Những hạn chế cần tháo gỡ


Cần thắng thắn nói rằng, “bức tranh” về hoạt động ĐTRNN của Việt Nam thời gian qua gam màu sáng chưa thực sự rõ và chưa vượt trội. Hiệu quả của đồng vốn mà doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN đạt mức thấp, chưa đạt kỳ vọng. ĐTRNN mới thực sự “tăng tốc” từ năm 2006, bởi thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế; quản lý hoạt động ĐTRNN còn nhiều bất cập cả về khâu tiền đầu tư và khâu triển khai, kết thúc dự án đầu tư; chưa xây dựng được một chiến lược ĐTRNN một cách hợp lý, lâu dài. Hoạt động ĐTRNN vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp; các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng; công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức; tính phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp còn lỏng lẻo...

Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp ĐTRNN của Việt Nam có tiềm lực khiêm tốn (vốn ít, trình độ công nghệ không cao, kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế còn yếu...), khó khăn về thủ tục hành chính, thiếu tính liên kết với nhau...

Để hoạt động ĐTRNN không chỉ tăng tốc và thành công về số lượng dự án mà các mặt hiệu quả khác “gặt hái” được thực chất hơn, như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; mở rộng và phát triển thị trường bền vững; thu được nhiều lợi nhuận đem về cho đất nước... thì những hạn chế còn vướng mắc hiện nay phải được nhanh chóng tháo gỡ. Theo một số chuyên gia kinh tế, các giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐTRNN cần được xây dựng trên các quan điểm phải coi hoạt động ĐTRNN là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam; có thái độ ứng xử bình đẳng trong quản lý hoạt động ĐTRNN; nhìn nhận mỗi nhà ĐTRNN là một sứ giả đại diện cho hoạt động kinh tế của Việt Nam.

 TS. Phạm Thanh Hà

 

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giải pháp hạ dần mặt bằng lãi suất
  • Lợi nhuận ngân hàng 2010: Vượt và… trượt
  • Bất động sản và chuyện “củ cà rốt” của nhà đầu tư
  • Bình ổn thị trường ngoại hối: Cách nào?
  • Vấn nạn tài chính từ Vinashin "Quýt làm cam chịu".
  • Phía sau “cơn sốt” lãi suất
  • Năm 2011 cần tạo đột phá trong hoạt động cổ phần hoá DNNN
  • Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào vốn vay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!