Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều kiện vĩ mô đang tốt lên, lạm phát đang giảm!

Điều kiện vĩ mô đang tốt lên, lạm phát đang giảm thì tại sao phải nâng trần lãi suất huy động? Lạm phát cả năm liệu có lên tới 18% hay không mà đề nghị đẩy lãi suất huy động lên 18%?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra câu hỏi này khi trao đổi với báo chí về tin đồn Ngân hàng Nhà nước có thể khống chế lãi suất cho vay tiền đồng ở mức 18-19% và nới trần lãi suất huy động lên trên 14%.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nêu rõ, điều chỉnh lãi suất phải nhìn theo tín hiệu kinh tế vĩ mô. Thực ra cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có cân nhắc khi thấy giá thế giới biến động. Nhưng nay giá đang giảm dần, các yếu tố địa chính trị trên thế giới cũng ổn định, khó có thể đẩy giá lên cao hơn nữa.

Cũng không nên đòi hỏi lãi suất thực dương vào lúc này, mà chúng ta chỉ hướng tới mục tiêu đó thôi. Khi thị trường kỳ vọng chính sách tốt lên, lạm phát giảm xuống, những ai đề nghị tăng lãi suất cần xem lại trách nhiệm của họ với xã hội, với đất nước.

Trong điều kiện bình thường, các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất, nhưng khi có vấn đề, luật cho phép Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào lãi suất mà ngân hàng ấn định cho khách. Ngân hàng nào không chấp hành yêu cầu đó sẽ bị xử phạt. Tại Hà Nội đã có một trường hợp bị phát hiện và xử phạt. TP HCM cũng đang xem xét một vụ.

Đã có vài ý kiến đề cập tới khả năng khống chế lãi suất cho vay tiền đồng ở mức 18-19% và nới trần lãi suất huy động lên trên 14%, nhưng đây không phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa đưa ra bất cứ điều chỉnh nào về lãi suất cho vay cũng như huy động tiền đồng.

Về lý thuyết, khống chế lãi suất cho vay có vẻ tốt, tưởng như sẽ khiến xã hội yên tâm. Nhưng hệ lụy của nó rất lớn. Cầu tín dụng đang cao hơn so với cung, nếu áp trần sẽ không khả thi và nhiều rủi ro. Điều tôi sợ nhất là sự biến tướng lách trần, dẫn tới tiêu cực trong cán bộ. Tôi cho anh vay 18% rồi anh biếu tôi 3-4%, phần tiền này đâu có chảy vào ngân hàng ngân hàng. Khi người ta mua chuộc nhau có thể dẫn tới chuyện châm chước cho nhau, nới lỏng điều kiện tín dụng. Hậu quả là không chỉ ngân hàng đó rủi ro, mà còn gây tổn thương cho cả hệ thống.

 Không một ai trong Ngân hàng Nhà nước được phân công nói về định hướng lãi suất. Nếu có ai đó phát ngôn thì đó cũng không phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và họ phải tự chịu trách nhiệm cá nhân khi làm tổn thương các quyết sách của Đảng Nhà nước và điều hành của Chính phủ.

Theo thống đốc Nguyễn Văn Giàu, trong những ngày  tin đồn này lan đi, thị trường liên ngân hàng có hơi lộn xộn, lãi suất dâng cao, tỷ giá của các ngân hàng cũng tăng lên. Nhưng thời gian đó thanh khoản ngân hàng không có vấn đề gì, Ngân hàng Nhà nước lại đang bơm tiền đồng ra với một khối lượng lớn, mua vào rất nhiều đôla, có ngày mua trên 200 triệu USD. Mấy hôm nay tiền bơm ra rất ít, ở mức thấp nhất vài ba tháng trở lại đây, thị trường lại ổn định, tỷ giá xuống thấp cho dù Tổng cục Thống kê đã công bố nhập siêu tăng cao.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đặt câu hỏi, không hiểu tại sao người ta lại muốn tung hứng tâm lý cho thị trường, người ta cứ nói áp trần lãi suất cho vay rồi lại phân tích không nên làm, mà thực tế Ngân hàng Nhà nước có động thái đó đâu, đã có tuyên bố chính thức gì đâu.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến 23/5, tín dụng cho nền kinh tế vẫn tăng ròng 135,8 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng 6,2% so với cuối năm ngoái, cao gấp 1,2 lần tăng trưởng GDP. Một số thông tin gần đây cho rằng vài chục phần trăm doanh nghiệp không tiếp cận được vốn ngân hàng. Với những doanh nghiệp mới thành lập, có thể chưa tiếp cận được vốn ngay. Nhưng những doanh nghiệp cũ thì không có chuyện đó. Vốn đã rót cho anh từ trước rồi, nay vẫn tăng thêm 6,2%. Nếu anh không tiếp cận được và phải trả lại ngân hàng vì lãi suất cao quá thì dư nợ tín dụng phải giảm xuống chứ làm sao tăng được.

Mong muốn của Chính phủ là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, qua được giai đoạn khó khăn này, lãi suất sẽ giảm xuống. Mọi người cần chia sẻ khó khăn, chứ giờ này yêu cầu tăng dư nợ cho vay hơn nữa làm sao thực hiện được. Khi lãi suất cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không đạt như mong muốn nhưng cũng không đến mức phá sản hàng loạt, đóng cửa hàng loạt như người ta nói. Lãi suất là một chi phí tài chính quan trọng, nhưng không phải là thứ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất cao thế này cũng phải đề ra giải pháp vượt qua khó khăn, và phần nhiều sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận một chút để hạn chế tăng giá bán, giữ chân khách hàng. Nếu tăng giá cao quá, không bán được hàng sẽ phải giảm xuống. Vì thế nói lãi suất tăng cao sẽ khiến lạm phát tăng cao cũng không đúng lắm. Điều này có lẽ đúng với điều kiện phát triển và tăng trưởng nền kinh tế vĩ mô đi đúng quy luật phát triển kinh tế còn thực tế của doanh nghiệp Việt Nam thì có lẽ cần phải nghiên cứu lại chăng?

Theo ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế thì điều đó chỉ đúng với mô hình kinh tế tăng trưởng đúng nghĩa và đúng quy luật tự nhiên còn ở ta thì khác "tăng trưởng là tăng nợ". Các doanh nghiệp Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã không được kiểm tra tiêu chuẩn về "sức khỏe" rồi toàn bộ cả tài chính, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật và lĩnh vực kinh doanh đúng nghĩa,kể cả hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ "như ngân hàng và các tổ chức tín dụng". Hơn thế nữa hầu hết các doanh nghiệp của ta bị phụ thuộc và tác động trực tiếp hay gián tiếp về tài chính từ bên ngoài do đồng vốn chủ yếu là (vốn đi vay),nhìn vào bảng cân đối kế toán thực chất của các doanh nghiệp Việt thì tới 70-80% là vốn đi vay do vậy không chủ động được mà hoàn toàn bị động kiểu kinh doanh "nước nổi thì bèo nổi " do đó ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế vĩ mô. Có thê thấy rằng "lãi suất ngân hàng như hiện nay của ta là quá cao và đứng đầu bảng xếp hạng về lãi suất toàn cầu",điều này đã  ảnh hưởng cũng như phản ánh rõ nét tình hình "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp của ta đang bất ổn. Cần có thuốc đặc trị để chữa dần,hoặc thuốc chữa cấp tính để giảm lãi suất thì mới ổn định được nền kinh tế từ vi mô đến vĩ mô và đặc biệt không thể tăng lãi suất trần huy động thêm nữa.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách nới lỏng tiền tệ của FED đã sinh ra một bong bóng lớn
  • Đầu tư vào đâu hiệu quả nhất?
  • Lãi suất cao? Đánh quả thì…. vẫn ngon!
  • Tình trạng tài chính của Mỹ còn tồi hơn Eurozone?
  • Doanh nghiệp và ngân hàng đang cùng “đói” vốn
  • Gỡ vốn cho doanh nghiệp
  • Kiểm soát đầu tư ra nước ngoài: “Soi” kỹ cơ cấu
  • Tỷ giá, lãi suất - hai mối lo của doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!