Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đô la Mỹ trước xu thế chuyển dịch quyền lực

Đô la Mỹ sẽ phải cạnh tranh với các đồng tiền khác chứ không còn là đồng tiền "vua" trong dự trữ quốc tế. Ảnh internet

Vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới đang lung lay dưới áp lực ngày càng tăng khi cuộc khủng hoảng cho phép các nền kinh tế mới nổi có ảnh hưởng lớn hơn trên sân khấu thế giới.

Một bài báo trên tờ Independent (Anh Quốc) vào tuần trước cho rằng Trung Quốc, Nga và các nước vùng Vịnh Ả Rập đang chuẩn bị từ bỏ đồng đô la Mỹ trong các giao dịch về dầu mỏ. Thông tin này nhấn mạnh thêm tính chất bấp bênh xung quanh tương lai của đồng tiền Mỹ.

Ngay sau khi tờ nhật báo Anh Quốc công bố thông tin gây tranh cãi đó, đồng đô la Mỹ đã giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác.

Ông Kit Juckes, nhà phân tích của tập đoàn kinh doanh tiền tệ ECU, nhận định: “Đồng đô la Mỹ bị tổn thương bởi các cuộc bàn luận kéo dài về xu thế dịch chuyển ra khỏi thế giới mà đô la Mỹ là trung tâm. Có ba kết luận đã rõ ràng. Một là, cuộc chuyển dịch quyền lực kinh tế ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đang tiếp tục. Hai là, có một sự chấp nhận ngày càng tăng ở nhiều quốc gia rằng việc chuyển dịch sức mạnh này sẽ làm tăng giá trị đồng tiền của quốc gia họ. Và cuối cùng, chừng nào nền kinh tế Mỹ vẫn chưa đủ mạnh để có thể chấp nhận tăng lãi suất trong một thời gian dài thì xu thế giảm giá tiềm ẩn của đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra.”

Vào thứ Ba tuần trước, tờ Independent đã đưa nổi bật trên trang nhất bài báo có tiêu đề “Cái chết của đồng Đô La”, gây chấn động dư luận. Phóng viên tờ Independent ở khu vực Trung Đông, ông Robert Fisk, cho biết: “Trong vụ thay đổi tài chính đáng kể nhất trong lịch sử Trung Đông đương đại, các nước Ả Rập ở vùng Vịnh – cùng với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Pháp đang lên kế hoạch chấm dứt việc sử dụng đồng đô la Mỹ trong các giao dịch về dầu hỏa.

Họ có thể chuyển sang “một rổ các loại tiền tệ bao gồm đồng yen Nhật, đồng nhân dân tệ Trung Quốc, đồng euro châu Âu, vàng hoặc một đồng tiền chung đang được lên kế hoạch phát hành cho các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Saudi, Abu Dhabi, Kuwait,” ông Fisk nói thêm và cho biết ông dựa vào các nguồn tin từ vùng Vịnh Ả Rập và các ngân hàng Trung Quốc.

Bài báo này không được các nước Kuwait, Qatar và Nga xác nhận, trong khi Pháp coi đó là “lời đồn đại đơn thuần”.

Cho dù vậy, bản thân Liên hiệp quốc tuần trước cũng yêu cầu có một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới để chấm dứt uy thế tối cao của đồng đô la Mỹ, uy thế đã tạo cho nước Mỹ “đặc quyền” tích lũy những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ.

Ông Sha Zukang, Trợ lý Tổng thư ký Liên hiệp quốc về lĩnh vực kinh tế và xã hội, cho rằng “chỉ có thể đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc xử lý những sự mất cân đối kinh tế toàn cầu bằng cách giảm “đặc quyền” của quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ (đồng đô la Mỹ) được dùng thâm hụt ngoại thương để cung cấp thanh khoản cho thế giới”.


Chỉ số đô la Mỹ (dollar index) liên tục đi xuống suốt mấy năm qua.

Ông Zukang phát biểu như vậy tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB). Chủ tịch của WB, ông Robert Zoellick cũng vừa mới cảnh báo Mỹ rằng họ không nên “ỷ lại” vai trò của đồng đô la như là đồng tiền dự trữ toàn cầu nổi bật.

Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tại Pittsburg, Mỹ vào tháng trước, lãnh đạo các nước cũng đã công bố một tầm nhìn mới về điều hành kinh tế, bao gồm các kế hoạch dũng cảm nhằm chấn chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu và trao thêm ảnh hưởng cho các nước lớn đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ.

Sau hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã nhiều lần lặp lại cam kết của Washington là sẽ giữ một đồng đô la Mỹ. Nhưng tuần trước, người đứng đầu ngành tài chính Mỹ đã phải bó tay chứng kiến cảnh các thương nhân sử dụng bài báo trên tờ Independent như là một cơ hội để ép giá đồng đô la Mỹ xuống thấp hơn nữa.

Nhà phân tích David Morrison của Công ty tư vấn GFT Global Markets nói rằng bài báo “đã giúp tập trung đầu óc của các nhà thương mại lẫn các nhà đầu tư, và cho họ thêm cớ để giảm giá đồng đô la Mỹ”.

“Cho dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương có nói gì đi nữa, thì đồng đô la giảm giá vẫn là mong đợi của nhiều người vì điều đó cần thiết để nền kinh tế toàn cầu được cân bằng trở lại. Khi mà việc giảm giá trị diễn ra tuần tự và nhẹ nhàng, thì mọi người đều vui vẻ. Nhưng nếu đồng đô la bị bán ra quá nhanh thì các thị trường sẽ điên đảo,” ông Morrison nói thêm.

Nhà phân tích tiền tệ Antje Praefcke của ngân hàng Đức Commerzbank cũng đồng ý rằng phản ứng của thị trường là rất đáng ghi nhận, bởi vì nó cho thấy rằng đồng đô la Mỹ đang trong xu thế đi xuống.

Theo ông Praefcke, cho dù “bài báo nhiều nghi vấn trên tờ Independent tất nhiên là sẽ bị bác bỏ, nhưng dù sao nó cũng là một nghiên cứu thú vị về các nhân tố tâm lý hiện đang gây nhiều áp lực lên đồng đô la Mỹ. Cho dù thông tin này trở nên không có nghĩa, thì hậu quả là đồng đô la cũng chỉ có thể lấy lại được vài phần trong số giá trị đã mất mà thôi.”  

(Theo Phương Huỳnh // Thời báo kinh tế Sài Gòn // AFP)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nền kinh tế mới nổi không nên trữ nhiều ngoại tệ
  • “Tăng trưởng ngành ngân hàng là một viễn cảnh lạc quan
  • Trái phiếu doanh nghiệp: nhiều có tốt?
  • Thị trường ngoại hối: Ổn định và tích cực
  • Nghịch lý lợi nhuận ngân hàng
  • Vẽ lại bức tranh thị phần môi giới chứng khoán
  • Ngân hàng và những tín hiệu hồi phục
  • Lãi suất huy động liên tục tăng - “Bắt nhịp” cung cầu hay đón đầu phục hồi kinh tế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!