Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất huy động liên tục tăng - “Bắt nhịp” cung cầu hay đón đầu phục hồi kinh tế?

Những tưởng sau nhiều khuyến cáo lẫn các đợt thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ ngừng chạy đua tăng lãi suất (LS) huy động. Tuy nhiên, cuộc đua này vẫn diễn ra “âm ỉ” cả với VND lẫn USD trong lúc có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về tác động của nó đối với nền kinh tế.

Giao dịch tại Eximbank. Ảnh: CAO THĂNG

Sôi động lãi suất ngắn hạn

“Làn sóng” LS và “cuộc đua” thu hút vốn giữa các NHTM chỉ thật sự diễn ra rôm rả ở các kỳ ngắn hạn (dưới 12 tháng). Ở các kỳ hạn này, hầu hết các NHTM đều tăng LS huy động VND lên ít nhất là 9%/năm. LS tiền gửi ở kỳ hạn 9 tháng của NHTM Nhà Hà Nội (Habubank) cao hơn hẳn so với các NHTM khác, đến 9,4%/năm. Một số NHTM khác cũng liên tục tăng LS ngắn hạn lên mức khá cao như Kienlong Bank, Maritime Bank, HDBank, SeaBank, SCB, ABBank, NaviBank…

Không đứng ngoài cuộc, LS huy động USD cũng nóng theo “nhiệt độ” của thị trường ngoại hối. Với lý do cạnh tranh về LS cũng như đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp, SCB vừa tăng LS huy động USD với mức tăng 0,1% - 0,7%/năm ở đồng loạt các kỳ hạn; mức LS cao nhất lên tới 4%/năm đối với hạn gửi 60 tháng.

Nhiều NHTM khác cũng “đẩy” LS tiết kiệm USD lên trên 3%/năm, như VietaBank (3,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng), Maritime Bank (3,4%/năm, kỳ hạn 36 tháng), VietBank (3,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng), Kienlong Bank (3,6%/năm, kỳ hạn 60 tháng)…

Dự phòng tái lạm phát?

Hiện tượng “đỉnh” LS huy động VND cao ngất ngưỡng như trên cùng với LS cứ tăng “lai rai” đã gây ra không ít lo ngại về tính thanh khoản trong hoạt động của hệ thống NHTM. Hơn nữa, trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán và bất động sản lại đang “nhảy múa” và đã có hiện tượng “nhập nhèm” trong hình thức cho vay tiêu dùng ở một số NHTM.

Do vậy, để hạn chế rủi ro cho các NHTM, NHNN đã yêu cầu đến ngày 1-10-2010, các NHTM phải hạ tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống tối đa còn 30%. Vì vậy, theo một lãnh đạo NHTM, do đã “xài” vốn ngắn hạn “quá trớn” nên các NHTM phải “đổ xô” thu hút vốn ngắn hạn để bù đắp vào, bằng cách tăng LS huy động ở các kỳ hạn ngắn ngày.

Hơn nữa, các NHTM cũng khó có tìm được nguồn vốn dài hạn khi tâm lý người gửi tiền đang thích “ăn xổi ở thì” và thị trường chứng khoán cùng bất động sản đang rục rịch nóng lên. Phó tổng giám đốc Navibank Nguyễn Giang Nam còn cho rằng, người dân đang lo ngại lạm phát và kỳ vọng LS sẽ cao hơn nữa; bản thân NHTM cũng dè chừng vấn đề thanh khoản trong tương lai nên cố gắng “tích trữ” vốn để đề phòng.

Về thị trường ngoại hối, theo lãnh đạo nhiều NHTM, không thể không thừa nhận VND đang có xu hướng mất giá so với đồng USD, đồng thời trong thời gian tới nhu cầu vay USD sẽ ngày càng tăng và có lợi hơn đối với doanh nghiệp.

Vì vậy, bên cạnh việc thừa nhận vẫn còn tình trạng khó mua USD và e ngại rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp “hứng thú” vay USD, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN Dương Thu Hương đề nghị NHNN nên xem xét và “chăm sóc” kỹ thị trường liên ngân hàng để không xảy ra “vấn đề” bởi cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM khá bất ổn khi vốn ngắn hạn chiếm tới 80%.

Ở góc độ vĩ mô, TS Hồ Diệu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho rằng thời điểm này thanh khoản của các NHTM vẫn an toàn, điều đáng mừng là “đầu ra” của NHTM đang tốt nhờ tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa đang khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, dù kinh tế trong nước và thế giới đang khởi sắc nhưng chưa chắc chắn, thị trường vẫn khó đoán.

Do vậy, các NHTM chưa mạnh dạn huy động lẫn cho vay vốn trung và dài hạn. Đây là sự thận trọng cần thiết để đảm bảo hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung có được sự phát triển ổn định.

(Theo SGGP online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thực hư lãi suất cho vay tiêu dùng
  • Trăn trở gói kích cầu thứ hai và nguy cơ lạm phát
  • Lợi nhuận ngân hàng và trách nhiệm giải trình
  • Tái cơ cấu tài chính quốc gia : “Cửa” thoát khủng hoảng !
  • Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
  • Ngân hàng nội "sống khỏe" bất chấp khủng hoảng
  • Hỗ trợ vốn trung dài hạn: khó từ hai phía
  • Gói hỗ trợ lãi suất: "Đệm" thế nào cho... êm ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!