Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp đói vốn vì lãi suất vay cao

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng tăng cường vốn cho lĩnh vực sản xuất, nhưng doanh nghiệp cho biết vẫn khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất quá cao, khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Giám đốc một công ty ngành nhựa tại Tân Bình, TP HCM than thở, doanh nghiệp ông hiện nay chỉ sản xuất trong tình trạng cầm cự qua ngày bởi không vay được vốn do lãi suất quá cao.

Theo vị này, nguồn vốn vay từ ngân hàng không thiếu nhưng vấn đề cốt lõi là lãi suất. Với mức lãi suất lên tới 19,2% áp dụng cho sản suất thì doanh nghiệp ông không thể nào chịu đựng nổi.

Một doanh nghiệp bên ngành dệt may tại khu công nghiệp Tân Tạo cũng cho biết, công ty đang cần vay khoảng 50 tỷ đồng để phục vụ sản xuất. Nhưng khi tìm đến các nhà băng thì được báo lãi suất 19% một năm và cho biết nếu không vay thì thời gian tới có khả năng tăng nữa.

"Với mức lãi suất này, doanh nghiệp phải lãi ít nhất 20% mới kham nổi lãi vay và cổ tức cho cổ đông. Trong bối cảnh hiện nay lợi nhuận 20% là điều không tưởng nên chúng tôi đành quyết định tạm dừng khoản vay này”, ông nói.

Một số doanh nghiệp khác cảnh báo, nếu tình hình lãi suất vẫn cứ căng thẳng trong thời gian tới thì họ sẽ phải tạm ngừng sản xuất để lấy tiền gửi ngân hàng. "Lãi suất cao như hiện nay, nếu càng sản suất doanh nghiệp càng lỗ. Do vậy, chúng tôi đã từng nghĩ đến giải pháp "dỡ" nhất trong kinh doanh là tạm ngưng sản xuất để lấy tiền gửi ngân hàng", Phó Tổng giám đốc một công ty sản xuất bao bì chua chát nói.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP HCM thừa nhận, các mức lãi suất cho vay hiện nay là khá cao và gây khó cho doanh nghiệp. Trong đó, cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu hiện đang ở mức khoảng 15% một năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác 16-19% một năm còn lĩnh vực phi sản xuất từ 19 đến 22% một năm.

Tuy nhiên, theo vị này, các nhà băng cũng đang căng thẳng về vốn nên không có cách nào khác. Vì hiện nay, để chống lạm phát, các lãi suất chủ chốt đều tăng lên 12%, trong khi lãi suất huy động áp trần 14% một năm, nguồn vốn khả dụng của ngân hàng gặp khó khăn hơn.

Phó tổng giám đốc một nhà băng khác chia sẻ, mặc dù hiện nay thị trường vàng, USD đang "án binh bất động", thị trường chứng khoán ảm đạm... khiến người dân có xu hướng gửi tiết kiệm, nhưng lại gửi kỳ hạn rất ngắn vì còn lo ngại lạm phát cao. Mà ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh thường có kỳ hạn dài nên các nhà băng cũng ngần ngại trong việc cho vay vì sợ rủi ro thanh khoản.

Trước tình hình trên, hôm 18/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phát đi công văn số 2200, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, yêu cầu tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường huy động vốn, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ.

Đồng thời tái yêu cầu các nhà băng phải niêm yết công khai thời hạn tối đa thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Với chủ trương đưa ra của Ngân hàng Nhà nước, trong kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm nay, các nhà băng như OCB, DongABank... cho biết đang tập trung vốn hỗ trợ ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và cơ cấu để thu hẹp dần đối với phi sản xuất.

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Địa ốc 2011 mất 5 tỷ USD tín dụng
  • Doanh thu Logistics Việt Nam: 70% rơi vào túi các “ông lớn” nước ngoài
  • Bắt đầu bùng nổ cuộc tranh giành tiền gửi thanh toán
  • Mua bán nhà theo CPI: 'Bảo hiểm rủi ro'
  • Phát hành trái phiếu quốc tế: Tháo gỡ rào cản
  • Doanh nghiệp bất động sản: Thêm một “gọng kìm” siết lợi nhuận
  • Đầu tư gì khi lạm phát tăng cao?
  • Tự bảo toàn dự trữ ngoại hối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!