Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tư nhân đang chờ được tiếp sức

Trong 10 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra số công ăn việc làm lớn, tốc độ tăng tổng tài sản khá cao, vốn đăng ký, lợi nhuận, doanh thu xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thu nhập cho người lao động tăng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này vẫn đang tồn tại nhiều “lỗ hổng” về chất lượng tăng trưởng.

Thiếu định hướng đầu tư

Một thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cho biết: “Định hướng đầu tư của Nhà nước còn xa vời với khu vực kinh tế này. Ví dụ, Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực hoặc bảo hộ đầu tư là các ngành công nghiệp nặng, với định hướng “thay thế nhập khẩu” và hướng vào các thành phần ưu tiên như DNNN (dầu khí…), FDI (chế tạo ô tô…). Doanh nghiệp tư nhân trong nước không có sự chuẩn bị và nguồn lực để tham gia vào các chương trình này nếu không nói là bị bỏ rơi”.

Theo chuyên gia kinh tế trên, năng lực cạnh tranh, khả năng tạo ra giá trị gia tăng, khả năng nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khả năng sáng tạo - những vấn đề cốt tử đối với chất lượng hoạt động của doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là tình trạng cải thiện chậm chạp về hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu suất sử dụng nguồn vốn đầu tư. Những vấn đề về minh bạch hóa thông tin, chất lượng quản trị doanh nghiệp, thiếu chú trọng tới việc gìn giữ môi trường, bảo vệ các vùng sinh thái, chống biến đổi khí hậu cũng là những chỉ số quan trọng thể hiện chất lượng hoạt động chưa cao của khu vực kinh tế tư nhân.

Chậm thực thi chính sách

Đến nay mới có 12/15 nhóm giải pháp dành cho kinh tế tư nhân tiến hành các hoạt động triển khai bước đầu. Tiến độ thực thi chính sách rất chậm. Thành viên Tổ công tác cho hay, hiện mới có 9 tỉnh, thành phố ban hành “Kế hoạch phát triển DNNVV ở địa phương và chỉ có 3 địa phương thành lập ban điều phối cấp tỉnh (TP.HCM, Lào Cai, Hà Tĩnh) theo nội dung của Nghị định 90 ban hành năm 2001. Về điều kiện kinh doanh, trong suốt 5 năm qua, Bộ Tài chính mới quy định và hướng dẫn thêm một lĩnh vực là dịch vụ đòi nợ. Về đăng ký đất đai, cũng chỉ mới được thí điểm 3 phòng đăng ký đất đai tại các tỉnh. Về quỹ bảo lãnh tín dụng, mới có 9 quỹ được thành lập tại các địa phương, trong đó chỉ có 3 quỹ chính thức hoạt động ở mức độ rất hạn chế. Các chương trình khác như xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại trong và ngoài nước đều hoạt động kém hiệu quả.

Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng đánh giá, quá trình thực thi các chính sách và chương trình phát triển DNNVV cũng gặp nhiều bất hợp lý như: Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; Các chính sách và giải pháp mang nặng tư duy “dự án” và “chương trình”. Nhiều chương trình và dự án được thiết kế theo nguyên tắc bao cấp và hỗ trợ cung cấp những dịch vụ cho doanh nghiệp. Một số dự án được thiết kế và xây dựng bởi các tổ chức nước ngoài và các nhà tài trợ, tính chủ động và sở hữu của cơ quan Nhà nước Việt Nam tương đối thấp; Cách thiết kế các giải pháp, chương trình không mang tính thực tiễn cao, không gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và phục vụ doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn lớn với kinh tế tư nhân là Chính phủ cần chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, định hướng cho doanh nghiệp về đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các thông lệ quốc tế, ưu đãi… Trước mắt, doanh nghiệp tư nhân đang cần có người “đưa đường, chỉ lối” để đầu tư vào các lĩnh vực có tính bền vững cao hơn, hướng tới giá trị gia tăng cao hơn và phù hợp với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những hoạt động cảnh báo sớm về những tác hại của việc đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động hoặc không nhanh chóng chuyển đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế cần được tăng cường để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư điều chỉnh các hành vi đầu tư của mình. Không làm thay cho các nhà đầu tư, song các cơ quan Nhà nước cần cung cấp các thông tin cần thiết nhằm định hướng cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

(An Ninh Thủ đô)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngành bảo hiểm đau đầu với bài toán nhân sự
  • Vì sao tín dụng “nóng” né tránh Việt Nam?
  • Vẫn nghe ngóng nhưng mạnh tay
  • Sân golf "ăn" đất nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguồn cung căn hộ dồi dào
  • Bán nhà phố, biệt thự thời khó khăn
  • Sức mua cạn kiệt
  • Thị trường văn phòng cho thuê ở HN: Đối mặt với áp lực dư cung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!