Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn nghe ngóng nhưng mạnh tay

Rục rịch và nghe ngóng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND sau ngày 15.10 đang có cơ hội xuống mốc một mới khi một vài NHTM nhà nước và cổ phần quy mô lớn công bố điều chỉnh lãi suất. Hiệu ứng lan chuyền chỉ có thể xuất hiện trong tuần này...

Đúng hẹn

Biểu lãi suất huy động và sàn lãi vay VND mới vừa chính thức được một vài NHTM nhà nước và cổ phần quy mô lớn đưa ra cuối tuần qua nhanh chóng nhen nhóm thiết lập một mặt bằng lãi vay mới thấp hơn trên thị trường. Ngay trong sáng ngày 15.10, ACB công bố biểu lãi suất huy động VND mới với việc giảm lãi suất các kỳ hạn 3 tháng đến 12 tháng tiền gửi tiết kiệm xuống còn 10,88%/năm. Giữ đúng cam kết với VNBA, ACB cũng chỉ đưa lãi suất huy động cao nhất lên 11%/năm và áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng.

Trong khi đó Eximbank tạo ra các mức điều chỉnh lớn hơn khi công bố biểu lãi suất huy động 10,08%/năm đến 10,95%/năm đối với tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn 1-60 tháng. Mức lãi suất cao nhất 10,95%/năm cũng chỉ được Eximbank áp dụng đối với các kỳ hạn 4-5 tháng và 7-11 tháng. Sau ACB, đến lượt Vietcombank hôm 16.10 công bố biểu lãi suất mới với việc hạ lãi suất huy động thấp nhất xuống còn 10,5%/năm. Các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 3 tháng lần lượt có lãi suất thấp nhất 10,8%/năm và không vượt mức cao nhất 11%/năm được Vietcombank khống chế.

Chưa hết, các điều chỉnh lãi suất cho vay lần đầu tiên được một vài ngân hàng cùng lúc công khai mới tạo được sự chú ý lớn. Cùng thời điểm với đợt hạ lãi suất đầu vào, Vietcombank cũng điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cho vay VND với mức lãi suất thấp nhất sau điều chỉnh chỉ còn 11,5%/năm. Giải thích về đợt điều chỉnh mạnh này, TGĐ Vietcombank – ông Nguyễn Phước Thanh cho rằng, việc Vietcombank chủ động giảm lãi suất nay sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, DN sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu cũng như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - nông thôn. Còn tại NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB), nhóm đối tượng khách hàng DN cũng được điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cho vay.

Trong đó các DN sản xuất kinh doanh, vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện của chương trình sẽ được giảm lãi suất từ 14,5%/năm xuống 12-12,5%/năm, kinh doanh bất động sản từ 16%/năm xuống 13-14%/năm và cho vay thu mua lương thực từ 12,5%/năm còn 11,5%/năm. So với biểu lãi suất trước điều chỉnh, mặt bằng lãi suất cho vay mới của MHB giảm tới 2%/năm. Chưa hết, MHB còn cam kết sẽ ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay để xây dựng các khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư trọng điểm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương...

Lan toả?


Cần nhắc lại rằng, mốc ngày 15.10 là thời điểm được Hiệp hội Ngân hàng VN (VNBA) đưa ra trong lần kêu gọi giảm lãi suất VND và USD thứ ba gửi tới các tổ chức hội viên. Ở lần kêu gọi này, VNBA nhấn mạnh các hội viên thực hiện sự đồng thuận của mình đối với quyết tâm giảm lãi suất huy động từ mức phổ biến 11,2%/năm hiện nay xuống mức không vượt quá 11,0%/năm. Riêng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng vốn bị đẩy lên rất cao, các NHTM nhận được đề nghị điều chỉnh giảm mạnh hơn nhằm tạo đường cong lãi suất hợp lý, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn dài hạn và tiết giảm chi phí huy động vốn làm cơ sở giảm lãi suất cho vay. Cũng nhằm tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất huy động VND trên thị trường giảm xuống, mặt bằng lãi suất huy động USD quá cao trên thị trường hiện nay (phổ biến ở mức 4,7-5,2%/năm, cá biệt lên tới 5,5%/năm) cũng cần phải được giảm xuống.

Cùng với các biện pháp cung ứng vốn giá thấp cho các NHTM thông qua thị trường mở, mục tiêu giảm được mặt bằng lãi suất huy động VND và USD trên thị trường hiện nay là mấu chốt quan trọng nhất kéo lãi vay xuống mức kỳ vọng. Song nội dung đồng thuận trên đây của các thành viên VNBA phản ánh tính “mục tiêu” chứ hoàn toàn không mang yếu tố mệnh lệnh hành chính. Các NHTM sẽ căn cứ vào diễn biến thực tế của thị trường, khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng để đưa ra các điều chỉnh.

Căn cứ thực tế thị trường huy động vốn tổ chức và dân cư hiện nay, với hàng chục chương trình kích thích gửi tiền có giá trị khuyến mãi vài tỉ đồng tới hàng chục tỉ đồng ồ ạt được đưa ra, dễ dàng nhận thấy vốn vẫn là nhu cầu lớn của phần nhiều các NHTM. Khi mà sự cạnh tranh trong huy động vốn còn chưa hạ nhiệt, hạ lãi suất huy động có lẽ là câu chuyện rất khó. Diễn biến này còn cho thấy một thực tế, lãi suất huy động VND vẫn đang bị canh tranh gay gắt bởi lãi suất huy động USD và lãi suất trái phiếu. Lãi suất huy động VND chỉ có khả năng đi xuống khi có được sự tương quan hợp lý với lãi suất các dòng vốn trên.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sân golf "ăn" đất nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguồn cung căn hộ dồi dào
  • Bán nhà phố, biệt thự thời khó khăn
  • Sức mua cạn kiệt
  • Thị trường văn phòng cho thuê ở HN: Đối mặt với áp lực dư cung
  • Cận kề cuộc chiến tiền tệ
  • Xuất hiện dự án giảm vốn
  • Quan trọng là sử dụng ODA hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!