Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dư nợ bất động sản và tiêu dùng tăng trưởng cao

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM vừa tổ chức cuộc họp tổng kết hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2009 vào ngày 26.1.2010. Ông Hồ Hữu Hạnh, giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết tính đến 31.12.2009, tổng huy động vốn năm 2009 các ngân hàng là 603.353 tỉ đồng, tăng 30,9%; tổng dư nợ là 559.855 tỉ đồng, tăng 36,6% so với năm 2008.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao nhất năm thuộc về khối ngân hàng thương mại cổ phần với 59,9%, đứng thứ hai là khối ngân hàng liên doanh với 43%, khối ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm ngân hàng Ngoại thương và Công thương) là 29%. Ngược lại, dư nợ khối ngân hàng nước ngoài giảm – 0,66%.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tiền đồng là 45,3%, cao hơn nhiều so với mức 15,4% của ngoại tệ. Tuy nhiên, tốc độ huy động ngược lại với diễn biến tín dụng, với huy động vốn tiền đồng tăng 27,8%, trong khi huy động ngoại tệ tăng 39,6% so với năm 2008, lý giải được tình trạng khan hiếm vốn tiền đồng để cho vay trong thời gian qua và gần đây của ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ so với tổng huy động vốn đạt 92,8%, một phần cho thấy nguồn thu chính của ngân hàng vẫn là thu từ hoạt động tín dụng. Nếu tính cả bộ phận tiền gửi ngoài địa bàn, tỷ lệ này là 86,6%. Riêng đối với 16 ngân hàng cổ phần trên địa bàn thì tỷ lệ này là 78,4%.

Tổng dư nợ cho vay bất động sản ở TP.HCM đạt 78.290 tỉ đồng, chiếm 13,9% trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, tăng 24% so với cuối năm 2008. Trong khi đó cho vay tiêu dùng đạt 37.263 tỉ đồng, chiếm 5,24% tổng dư nợ và tăng 69,6% so với tháng 2.2009.

Tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới mức quy định cho phép của ngân hàng Nhà nước, khoảng dưới 2% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Định hướng tăng trưởng vốn và dư nợ tín dụng năm 2009 từ 25 - 27%.

( Theo Hồng Sương // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khó vay để tiết kiệm năng lượng
  • Phía trước là quỹ ETF
  • Đô thị và dân nhập cư
  • Châu Âu lo nợ
  • Lợi nhuận trong quản lý bất động sản rất lớn
  • “Thoáng” hơn cho các nhà đầu tư
  • Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu: Dành cho các dự án lớn
  • Bớt căng tỷ giá nhưng còn lo vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!