Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường cong lãi suất đang bất thường

Lãi suất tất cả các kỳ hạn tiền gửi đều quanh mức 11%/năm, đây là dấu hiệu bất thường của thị trường tiền tệ khiến các rủi ro về thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro liên quan đến tài sản, công nợ của các NHTM đang lớn hơn bao giờ hết.

Đường cong lãi suất là gì?

Trong lời kêu gọi, Hiệp hội Ngân hàng VN (VNBA) hay nhắc nhở các thành viên “tạo đường cong lãi suất (LS) hợp lý”. Tuy nhiên, đa phần bạn đọc chưa hiểu rõ lắm thế nào là đường cong LS hợp lý? Có thể giải thích đơn giản: Thời hạn (kỳ hạn) của một khoản tiền gửi (tiết kiệm) được xác định từ ngày gửi tiết kiệm (ở VN phổ biến từ không kỳ hạn đến 36 tháng). Thời hạn gửi càng dài thì LS càng phải cao vì nhiều rủi ro (lạm phát, biến động tỉ giá...). Mối quan hệ giữa LS và thời hạn được gọi là đường cong LS. Có nhiều dạng đồ thị (trục tung là LS, trục hoành là thời hạn) biểu hiện mối quan hệ này, phổ biến là 4 dạng: Thông thường, dốc, đảo ngược và dạng phẳng.

Đuờng cong LS có chiều như thế nào thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Kỳ vọng lạm phát trong tuơng lai là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đường cong LS. Ở dạng đường cong LS thông thường, mức LS ngắn hạn là thấp nhất sau đó tăng dần lên và tới đoạn cuối thì đường LS gần như nằm ngang. Đường cong LS thông thường cho thấy dấu hiệu một nền kinh tế ổn định, thị trường tài chính có xu hướng ổn định (tuy nhiên đường cong LS là một chỉ báo, không phải là dự báo).

Bất thường

Theo đề nghị của VNBA đối với các ngân hàng thành viên về việc giảm LS huy động VND xuống mức không vượt quá 11%/năm, trong tuần qua, nhiều NHTM đã công bố biểu LS mới với giới hạn trên là 11%/năm. Tuy nhiên, người ta đang chứng kiến một diễn biến đáng lo ngại ở LS huy động VND khi các kỳ hạn từ 1đến 12 tháng đồng loạt được áp dụng một mức lãi suất xấp xỉ hoặc bằng 11%/năm, chỉ có sự khác biệt ở các kỳ hạn dưới 1 tháng và sau 12 tháng, nhưng mức khác biệt sau 12 tháng đến 36 tháng không đáng kể. Ví dụ, LS VND kỳ hạn 1 tháng của ACB là 10,88%/năm và LS kỳ hạn 36 tháng là 11%/năm. Như vậy đồ thị đường cong LS của các NHTM VN hiện nay gần như thẳng đứng.

Đây là một điều bất thường vì nó không giống dạng đồ thị phổ biến nào. Một bạn đọc có ý kiến: “Lãi suất ngắn hạn có thể cao hơn lãi suất dài hạn và ngược lại, nhưng căn cứ những thông tin hiện có, tôi cho rẳng đường cong LS phải là âm, do vậy điều mà VNBA khuyến nghị các thành viên là không có cơ sở khoa học mà cũng chẳng được thực tiễn ủng hộ”.

Hệ lụy

Trên thị trường tài chính, ứng xử về LS của các thành viên tham gia là khác nhau tùy thuộc vào đặc thù cân đối nguồn và sử dụng vốn của mỗi thành viên và đánh giá khác nhau về triển vọng kinh tế vĩ mô. Vì vậy, việc đề nghị các NHTM cùng đưa hết LS huy động VND về mức từ 11%/năm trở xuống của VNBA là duy ý chí.

Đường cong LS hiện nay trên thị trường tiền tệ đang gây ra những bất hợp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Gần đây nhất ông Jayant Menon, Vụ Hội nhập Kinh tế Khu vực Ngân hàng Phát triển Châu Á nêu vấn đề làm thế nào để phi USD hóa ở VN cho rằng cần áp dụng tỉ lệ LS khác biệt để khuyến khích việc gửi tiền dài hạn bằng VND, tránh việc gửi ngắn hạn, sau đó rút ra có thể gây nên tình trạng bất ổn, giảm các biến động đột xuất hoặc sự bất ổn tỉ giá ngắn hạn.

 Đáng lo ngại hiện nay là hầu hết số dư tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng đều là tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) hoặc tiền gửi không kỳ hạn vì cùng một mức LS 11% thì người gửi tiền chỉ chọn gửi kỳ hạn ngắn, khiến việc quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các loại rủi ro khác gắn liền với tài sản và công nợ của từng NHTM và hệ thống trở nên hết thức khó khăn.

Đường cong LS là một đường thẳng còn triệt tiêu khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Có thể giải thích như sau: Khả năng huy động vốn với mức LS nào phụ thuộc vào uy tín, quy mô của NH đó. Nếu cùng một mức LS 11%/năm thì người gửi tiền sẽ chọn gửi ở các NH lớn, NH nhỏ sẽ lại càng khó khăn hơn trong việc huy động.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Phù phép” lỗ thành lãi
  • Lãi suất USD - nới rộng bất hợp lý
  • Bất động sản "xanh": Xu hướng đầu tư mới
  • Cẩn trọng với ATM vàng và một cách chống lạm phát
  • Các dự án sân Golf tại TP.HCM: Lãng phí nhân đôi
  • Nghị định 71 'đè' thị trường bất động sản Hà Nội chìm sâu
  • Cơ cấu kinh tế và huy động vốn (Bài 1)
  • Bất động sản Hà Nội: 'Điểm mặt' những khu vực đáng đầu tư nhất (Phần 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!