Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2009

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên phạm vi toàn cầu sẽ giảm mạnh vào năm tới.

Trong báo cáo mới đây, UNCTAD cho biết, năm 2008, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng vốn FDI xuyên quốc gia trên toàn thế giới có khả năng sẽ giảm khoảng 10% so với mức FDI 1.883 tỷ USD năm 2007. Dự báo, nguồn vốn này sẽ giảm khoảng 15% vào năm 2009.

Vừa qua, Hiệp hội Các Tổ chức thúc đẩy đầu tư thế giới (WAIPA) cũng đưa ra dự báo tương tự, theo đó, FDI trên phạm vi toàn cầu trong năm 2009 có thể giảm mạnh, ở mức 12-15% so với 2008. Ông Alessandro Teixeira, Chủ tịch WAIPA - cơ quan thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới toàn cầu và đại diện cho các thực thể từ 156 quốc gia và vùng lãnh thổ cho rằng, sự sụt giảm này phản ánh giá trị vốn vay giảm, giá cổ phiếu thấp và tình trạng rút vốn đầu tư trên quy mô lớn nhằm tránh rủi ro.

"Thị phần FDI của các nền kinh tế đang nổi đã tăng lên 27% từ mức gần 20% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, thị phần FDI của châu Âu đã giảm từ 49% xuống 43%; của Mỹ giảm từ 17% xuống 13%", ông Teixeira nhận định và cho biết thêm, thời gian tới, chính phủ nhiều nước có thể không tăng thuế do khủng hoảng, nhưng một số nước sẽ đưa ra các rào cản phi thuế quan, có tác dụng kép đối với các nhà đầu tư xuyên quốc gia.

Như vậy, hoạt động FDI trong năm 2008 diễn biến trái với năm 2007. Năm 2007, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong nửa năm, luồng vốn FDI vẫn tăng 30% so với năm 2006. Tuy nhiên, luồng vốn này đã giảm đáng kể trong năm 2008 chủ yếu do hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) - yếu tố chính định hướng sự tăng giảm luồng vốn này - giảm mạnh.

"Luồng vốn FDI tới các nước đang phát triển khá ổn định. Điểm đáng chú ý trong năm 2008 là sự sụt giảm trong hoạt động M&A", Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo giới. Theo thống kê của UNCTAD, tổng giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia, tập trung chủ yếu giữa các nước đang phát triển trong 6 tháng đầu năm nay giảm 29% so với 6 tháng cuối năm 2007. Trong năm 2007, tổng giá trị các vụ M&A là 1.640 tỷ USD.

Kết quả khảo sát những người đứng đầu tại 226 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới của UNCTAD cho thấy, trước khi chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, 21% số người được hỏi hy vọng rằng, tổng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ tăng khá trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 32% trong cuộc khảo sát tương tự cách đây 1 năm. Kết quả khảo sát của UNCTAD còn cho thấy, các lãnh đạo công ty lớn trên thế giới đều cho rằng, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil vẫn sẽ là những thị trường thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất.

Năm ngoái, các nước phát triển tiếp tục thu hút phần lớn vốn FDI trên toàn thế giới. Trong số này đứng đầu là Mỹ. Tiếp đến là Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Năm 2007, Mỹ cũng là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất. Trong cùng thời gian trên, vốn FDI vào các nước đang phát triển là 500 tỷ USD, trong đó châu Phi thu hút lượng vốn kỷ lục: 53 tỷ USD.

 

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế các nước và Thế giới 2009

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chất xám tài chính Mỹ chảy sang Trung Quốc
  • Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
  • 3 năm ì ạch vì “nhầm thành phần”
  • Mở rộng “một cửa”
  • Tìm địa chỉ sinh lời cho đồng tiền
  • Kích cầu phải đi đôi với cải cách
  • Dành 1 tỷ USD kích cầu chủ yếu cho doanh nghiệp nhỏ
  • Công khai kết quả huy động vốn: Nên hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!