Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3 năm ì ạch vì “nhầm thành phần”

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thành Tài - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM tại buổi sơ kết 3 năm thực hiện Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư (Quỹ 156).

Quỹ 156 được UBND TP HCM thành lập từ tháng 10/2006, với mục đích góp phần ổn định cuộc sống ở nơi định cư mới đối với các hộ dân trong khu vực giải tỏa, bị thu hồi đất, để thực hiện quy hoạch.

Quỹ bắt buộc hay... quỹ đi xin?

Nói về việc quỹ 156 liên quan đến các dự án đất đai lại được giao cho các phó chủ tịch phụ trách văn hóa -xã hội, ông Tài thẳng thắn: Ngay cả tôi khi được phân công phụ trách đô thị thì mới trực tiếp chỉ đạo các nội dung của Quỹ 156, chứ trước đó, tôi phụ trách văn hóa xã hội đâu có phải "ôm" vấn đề này. Dẫn chứng cụ thể về tình trạng 24 quận huyện, chỉ có quận 5 là phân công Phó Chủ tịch phụ trách đô thị quản lý Quỹ 156, ông Tài, cho rằng: Sau 3 năm, số kinh phí mà chủ đầu tư các dự án đóng góp cho quỹ còn hạn chế. Đó là vì tiếng nói của "ông văn xã" các quận, huyện không "linh" nên chủ đầu tư "lờn thuốc" dù theo quy định mỗi dự án tùy theo điều kiện phải nộp từ 3 - 5% giá trị dự án cho quỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, chủ dự án khi thấy bóng các phó chủ tịch văn xã thường lánh mặt vì họ biết thế nào cũng có bài vận động đóng góp kinh phí cho Quỹ 156 trong khi đó đây hoàn toàn là câu chuyện về quyền lực quản lý nhà nước chứ không phải là việc ngửa tay xin tiền.

Hệ lụy của cách quản lý "nhầm thành phần" này là có tình trạng 10 tháng liền, Quỹ 156 không còn tiền, phải hoạt động thoi thóp. Chỉ đến khi được "bơm" thêm 50 tỷ từ ngân sách thành phố thì Quỹ 156 mới tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân bị thu hồi đất. Quy định các chủ đầu tư dự án phải nộp từ 3 - 5% giá trị dự án cho Quỹ 156, vẫn thực hiện được chăng hay chớ. Các quận, huyện chỉ mạnh tay "ép" những chủ đầu tư dự án sử dụng ngân sách phải nộp vì nếu không sẽ làm văn bản kiến nghị cấp trên. Nhưng đối với dự án tư nhân thì vẫn tiếp tục thương lượng nặng về xin hỗ trợ.

Sau 3 năm thực hiện, quỹ 156 đã cho 13.655 lao động thuộc các hộ dân bị thu hồi đất, vay 68 tỷ đồng để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện sống tại các chung cư tái định cư. Ngoài ra, 9.675 lao động cũng được hỗ trợ học văn hóa, đào tạo nghề với số tiền 4 tỷ đồng.

Cần đúng người, đúng việc... đúng tiền

Phát biểu về những cái khó về chuyện người dân kiên trì xin vay tiền trong khi không có dự án cụ thể để được thẩm định, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Chủ tịch UBND Q 9, cho biết: Q 9 có 39 dự án đang bồi thường đất đai, với 5.713 hộ bị thu hồi đất. Nhiều hộ dân không chuẩn bị kỹ về điều kiện để được giải ngân. Có hộ xin vay vốn nuôi cá nhưng ao nuôi chỉ là vũng nước cạn... Thậm chí, vì không hiểu rõ nguyên tắc cho vay của Quỹ 156 nên nhiều người dân vẫn nghĩ rằng đây là khoản tiền phải được nhận sau khi thu hồi đất. Mỗi lần như vậy, cán bộ phải giải thích mãi nhưng vẫn không thông. Là một quận có tỷ lệ đóng góp kinh phí từ các dự án vào Quỹ 156 lên đến hơn 12,6 tỷ đồng, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Chủ tịch UBND quận 4, nói thẳng: Đây là nguồn tiền thu được từ việc cắt ngay từ đầu khi dự án được giải ngân vì cả 4 dự án đều sử dụng ngân sách. Tuy nhiên số tiền thu được chỉ chiếm 35% số kinh phí phải nộp do giải ngân không kịp tiến độ. Nhu cầu vay vốn của người dân khá nhiều nhưng thủ tục kéo dài nên khi giải ngân thì người dân lại không cần đến số tiền này nữa. Sau 3 năm, ông Nguyễn Văn Xê - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ 156, đã đề nghị UBND TP HCM giải quyết giúp những cái khó để đảm bảo thực hiện tốt an sinh xã hội "hậu giải tỏa, thu hồi đất, cũng như tránh bị "cháy" quỹ. Đó là  yêu cầu các chủ dự án sử dụng đất phải thực hiện nghiêm trách nhiệm đóng góp kinh phí với tỷ lệ từ 3 - 5% tổng vốn đầu tư. Điều chỉnh lãi suất cho vay từ 2%/năm lên 6%/năm từ ngày 1/1/2009, bằng lãi suất của ngân hàng đối với hộ nghèo.

Tuy nhiên, cả hai đề nghị này vẫn đang được xem xét vì nói theo cách của ông Tài là: Không phải cứ "gom" thật nhiều tiền về thì Quỹ 156 sẽ ổn. Vì rằng, quỹ này chỉ là một trong nhiều kênh hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị thu hồi đất. Hiệu quả của kênh hỗ trợ này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế phân công trách nhiệm đúng người, đúng việc, đúng chức năng.
 

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mở rộng “một cửa”
  • Tìm địa chỉ sinh lời cho đồng tiền
  • Kích cầu phải đi đôi với cải cách
  • Dành 1 tỷ USD kích cầu chủ yếu cho doanh nghiệp nhỏ
  • Công khai kết quả huy động vốn: Nên hay không?
  • 2009, vốn FDI có giảm?
  • Ngân hàng: Ba việc cần làm ngay để chống suy thoái
  • “Chính sách tiền tệ là thành công lớn nhất của năm 2008”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!