Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FED cảnh báo nợ quốc gia đang ở mức cao lịch sử

Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke. (Nguồn: Reuters)
Tại buổi điều trần kéo dài hai tiếng trước Ủy ban ngân sách Hạ viện ngày 9/6, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã cảnh báo về tình trạng nợ quốc gia và đề nghị Washington nghiêm túc rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu hiện nay.

Ông Bernanke nhận định, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nỗ lực làm dịu căng thẳng và khôi phục sự ổn định, nên những tác động của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ở mức khiêm tốn, thậm chí còn có lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước khi giá dầu mỏ thế giới giảm.

Tuy nhiên, ông Bernanke cảnh báo nợ quốc gia của Mỹ đang đứng ở mức cao trong lịch sử (13.000 tỷ USD) và thâm hụt ngân sách đang tiếp tục tăng. Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy nợ quốc gia sẽ tăng lên 19.600 tỷ USD vào năm 2015, vượt quá 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Chủ tịch FED cho biết, trong vài tuần tới sẽ thông báo cho các ngân hàng về các biện pháp chống bội chi ngân sách. Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng sớm đưa ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang kỷ lục, vì nếu không thực hiện được các biện pháp này thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng về lâu dài. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ lên tới 1.400 tỷ USD.

Tại phiên điều trần, ông Bernanke cũng tái khẳng định sự phục hồi kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ diễn ra chậm. GDP của Mỹ sẽ tăng khoảng 3,5% trong năm nay, cao hơn một chút so với mức cần thiết để đáp ứng sự gia tăng của lực lượng lao động.

Mỹ sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục tình trạng mất việc làm trong cuộc suy thoái giai đoạn 2008-2009. Các nhà tuyển dụng lao động đã tạo ra 431.000 việc làm trong tháng 5/2010, nhưng chỉ có 41.000 việc làm là từ khu vực tư nhân. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm chút ít nhưng vẫn ở mức rất cao 9,7%.

Nêu một số cải thiện trong tiêu dùng, đặc biệt là các loại hàng hóa lâu bền, và trong đầu tư của doanh nghiệp vào phần mềm và thiết bị, song ông Bernanke cũng cảnh báo các hoạt động trong lĩnh vực nhà đất chỉ nhỉnh lên chút ít so với hồi giữa năm 2009.

Ngoài ra, FED cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng lão hóa của dân số Mỹ, với trung bình cứ năm người ở độ tuổi từ 20-64 thì có một người trên 65 tuổi. Ðến năm 2030, tỷ lệ này chỉ còn là 3/1./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vẫn có khả năng hạ LS, nếu…
  • Chứng khoán, bất động sản hấp dẫn hơn vàng?
  • Vì sao lãi suất có dấu hiệu tăng?
  • Nợ nước ngoài: Nhiều "con nghiện" sống dở chết dở
  • Lãi suất cao sẽ làm kinh tế thiểu phát?
  • Nợ công qua những góc nhìn
  • Doanh nghiệp bớt lo ngại về tác động ngoại hối
  • ECB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!