Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ nước ngoài: Nhiều "con nghiện" sống dở chết dở

Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2000, tổng số nợ nước ngoài từ vay mới và từ lãi mẹ đẻ lãi con của các nước Mỹ La-tinh đã lên đến 739 tỷ đô-la. Chỉ riêng số tiền các quốc gia con nợ này phải bỏ ra để trả lãi và khấu hao cơ bản của món nợ khổng lồ nói trên cũng đã ngốn mất hơn một nửa ngân sách hàng năm. Hệ lụy là những "con nghiên" vay nợ đã phải sống dở chết dở vì những món nợ chất chồng.

LTS: Trước tình trạng nợ nước ngoài đang là nhân tố chính gây mất ổn định tại nhiều quốc gia thuộc châu Mỹ La-tinh và Đông Nam Á, để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của Thạc sĩ khoa học về Phát triển Xã hội Phạm Quang Hòa.

Sống dở chết dở vì nợ

Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2000, tổng số nợ nước ngoài từ vay mới và từ lãi mẹ đẻ lãi con của các nước Mỹ La-tinh đã lên đến 739 tỷ đô-la, tăng 650 tỷ so với 40 năm trước đó. Chỉ riêng số tiền các quốc gia con nợ này phải bỏ ra để trả lãi và khấu hao cơ bản của món nợ khổng lồ nói trên cũng đã ngốn mất hơn một nửa ngân sách hàng năm. Mexico là nước mắc nợ nhiều nhất, 161 tỷ đô-la, tăng 181% so với đầu thập kỷ 80. Tiếp theo là Achentina, 139 tỷ, tăng 127% so với năm 1991.

Mặc dù Mexico, Achentina và Brazil là ba con nợ lớn ở Mỹ La-tinh, nhưng so với hoàn cảnh của các quốc gia nhỏ khác có nền kinh tế yếu kém hơn rất nhiều như Hondurat, Nicaragua, Bolivia và Guyanna thì với tổng số nợ 16 tỷ đô-la, tương lai của họ bi đát hơn nhiều.

Do tổng số nợ nước ngoài từ vay mới và từ lãi mẹ đẻ lãi con khiến nhiều quốc gia Mỹ La - tinh và Đông Nam á sống dở chết dở.

Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đang sống dở chết dở vì nợ nước ngoài. Bước sang những năm đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ 3, nợ nước ngoài của Indonesia đã đạt con số 150 tỷ và nước này trở thành một trong bốn con nợ lớn nhất thế giới, sau Mexico, Brazil và Achentina. Năm 1999, Indonesia đã phải dùng đến hơn 50% thu nhập từ xuất khẩu để trả lãi và khấu hao nợ hàng năm.

Philipine, quốc gia được Hoa Kỳ ưu ái nhất Đông Nam Á, ngay từ tháng 10 năm 1983 đã phải tuyên bố là không thể tiếp tục trả lãi suất và khấu hao nợ hàng năm của món nợ nước ngoài 24 tỷ đô-la nhằm tìm kiếm một sự thoả hiệp từ các ngân hàng phương Tây. Và cũng giống như trường hợp của các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh, Philipine đã được các tổ chức tài chính đa quốc gia "ưu ái" cho vay thêm tiền để trả cho chính họ khoản lãi và khấu hao cơ bản của số tiền họ cho quốc gia này vay trước đó.

Những số liệu trích từ báo cáo của Michael Adamson, một nhà kinh tế người Mỹ dưới đây sẽ tự nó nói lên mức độ trầm trọng của việc trả lãi suất và khấu hao của món nợ nước ngoài của Philipine. Năm 1985, nếu như Chính phủ Philippine chỉ phải dành ra 22 tỷ pê-sô (khoảng 900 triệu đô-la theo thời giá) trong tổng số thu nhập 67 tỷ pê-sô để trả lãi và khấu hao tiền vay hàng năm thì đến năm 1999, con số này đã là 100 tỷ pê-sô (hơn 3 tỷ đô-la theo thời giá) trong tổng số thu nhập hàng năm 120 tỷ pê-sô.

Nếu năm 1980, cứ chi 4 đô-la cho giáo dục thì Philippine phải chi 3 đô-la trả lãi và khấu hao nợ nước ngoài. Các con số tương ứng là 10 và 22 đô-la  của năm 1985 và 30 và 100 năm 1989.

Nói theo cách khác, tổng số tiền từ thu thuế của Chính phủ Philipine, khoảng 95 tỷ pê-sô năm 1989 đã không đủ để trả khoản tiền 100 tỷ pê-sô lãi và khấu hao nợ nước ngoài của chính năm đó.

Lệ thuộc vì nợ

Từ chỗ bị lệ thuộc vào phương Tây bởi nợ nước ngoài, Chính phủ các quốc gia con nợ đã tiến dần đến chỗ bị lệ thuộc về cả kinh tế lẫn chính trị. Để lấy lòng Hoa Kỳ,  Mexico đã cam kết trong NAFTA sẽ đối xử với các công ty Mỹ đầu tư ở Mexico như các công ty trong nước, thậm chí còn hơn.

Thí dụ, Chính phủ Mexico cam kết sẽ bồi thường cho bất kỳ công ty Mỹ nào bị thiệt hại do thay đổi chính sách ở nước này. Điều đó dẫn đến một vụ việc chưa từng có là Chính phủ Mexico đã đồng ý cho một công ty Mỹ đầu tư vào bãi chứa chất thải độc hại ở Mexico. Nhưng khi chính quyền thành phố nơi có bãi chứa từ chối bởi lo sợ hiểm hoạ môi trường, công ty Mỹ đã kiện và Chính phủ Mexico đã phải bồi thường cho họ số tiền mà họ có thể kiếm được nếu được phép đầu tư.

Tại Indonexia, cuối năm 1999, khi Chính phủ nước này định can thiệp vào quá trình Đông Ti-mo tách ra khỏi Indonesia, các quốc gia phương Tây chỉ mới đe dọa ngừng cho Indonesia vay tiền, Chính phủ đã phải ngay lập tức án binh bất động và chấp nhận cho Úc đưa quân đội đến Đông Ti-mo.

Và bài học phải chi cho đúng

Để có vốn tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết. Nhiều quốc gia đi trước Việt Nam như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc đều phải vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Chính phủ các quốc gia đó chỉ vay tiền để đầu tư vào hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

Tiền vay được quản lý cực kỳ chặt chẽ theo những nguyên tắc riêng và được sử dụng cực kỳ hiệu quả. Họ không vay tiền nước ngoài để làm những dự án làng nhàng kiểu như đắp các con lươn/chạch mỗi ngã tư rồi lại phá đi, hoặc trả tiền công cho nông dân bảo vệ rừng của chính mình, hoặc làm đẹp đô thị và xây dựng hệ thống toa-let ở một thành phố, hoặc làm những dự án quá khủng trong khi hạ tầng kỹ thuật trong nước chưa có gì, hoặc hoạch định những dự án không tưởng như đường sắt cao tốc...

Hạ tầng cơ sở của các quốc gia nói trên đã được quy hoạch và xây dựng theo tinh thần "chỉ làm một lần" nên có chất lượng rất cao, không phải làm xong rồi thì lại phải sửa ngay lập tức hoặc vài năm sau lại xoá đi làm lại hoặc nâng cấp và mở rộng.

Nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong những thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại cho tương lai là một món nợ khổng lồ. Xem ra đây cũng là bài học không thừa cho Việt Nam và các quốc gia đang phát triển quá nóng.

 

(Tác giả: PHẠM QUANG HÒA (THẠC SĨ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI) // TuanVietnam)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất cao sẽ làm kinh tế thiểu phát?
  • Nợ công qua những góc nhìn
  • Doanh nghiệp bớt lo ngại về tác động ngoại hối
  • ECB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính mới
  • Ngoại tệ giảm giá, xuất khẩu lo
  • Lãi suất huy động ngân hàng nào cao nhất?
  • Điểm nóng môi trường đầu tư
  • Trung Quốc hụt hơi trong chiến dịch “lấy lòng” Đông Nam Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!