Quyết định gần đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông qua gói kích thích kinh tế lần thứ ba về nới lỏng các chính sách tiền tệ đã khơi lại lời buộc tội của Bộ trưởng tài chính Brazil - Guido Mantega rằng Mỹ là thủ phạm chính châm ngòi cho “cuộc chiến tiền tệ".
Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo về quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng thời cho rằng các Quốc gia có thị trường mới nổi đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của chính sách Mỹ do việc tăng giá trị đồng nội tệ trong thời gian gần đây, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các nước này trên thị trường Quốc tế.
Hoa Kỳ có thể được hưởng lợi từ các chính sách của mình bởi các quy định nới lỏng về tiền tệ sẽ tạo cơ hội nhiều hơn để thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trong nước. Việc thông qua chính sách này nhằm từng bước lấy lại vị thế của nền kinh tế số một thế giới khi họ đang phải đối mặt với một đồng Dollar hồi phục yếu ớt.
Hơn nữa việc cải thiện tình trạng thất nghiệp và mở rộng thị trường việc làm là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của chính quyền Obama.
Tất nhiên, việc nới rộng chính sách tiền tệ cần phải song hành với hạn chế thắt chặt thu chi ngân sách, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy vậy, phạm vi điều chỉnh thu chi ngân sách của các nền kinh tế phát triển đã thay đổi và có nhiều khác biệt so với giai đoạn 2007-2008.
Trong khi đó sự bế tắc trên chính trường nước Mỹ ngày càng diễn ra sâu sắc hơn, ngay cả khi một gói kích thích kinh tế khác được thông qua thì không ai có thể khẳng định được tính hiệu quả của nó đối với những khủng hoảng hiện tại. Mantega quả quyết rằng FED đã không có sự lựa chọn nào khác mà buộc phải hành động.
Bộ trưởng tài chính Mantega cho rằng Dollar Mỹ từ lâu đã đóng vai trò là đồng ngoại tệ chi phối các hoạt động thương mại toàn cầu, vì vậy chính sách nới lỏng tiền tệ của FED sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phần còn lại của thị trường thế giới - điều mà FED đã cố gắng không tính đến. Ông cũng cho rằng, một vấn đề căn bản là hệ thống tiền tệ Quốc tế đã trở nên không hoàn hảo do chúng ta đang sử dụng tiền tệ của một quốc gia như là đơn vị tiền tệ dự trữ của Thế giới.
Vấn đề này đã được nhà kinh tế học người Bỉ Robert Triffin chỉ ra từ những năm 60 của thế kỷ trước và gần đây là nhà kinh tế học người Ý Tommaso Padoa-Schioppa nhấn mạnh "Những yêu cầu về sự ổn định của toàn bộ hệ thống".
Padoa-Schioppa lập luận "Không thể giải quyết được vấn đề ở phạm vi rộng lớn thông qua việc theo đuổi chính sách kinh tế và tiền tệ trên cơ sở nguyên nhân cơ bản nội tại của một đất nước"
Thực tế cho thấy các chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ và các nước phát triển đang gây ra nhiều nguy cơ cho các nền kinh tế mới nổi vì các nước phát triển cần duy trì một tỷ lệ lãi suất ngân hàng thấp trong vài năm tới để kích thích xuất khẩu. Nhưng những dòng vốn này lại đe dọa tỷ giá hối đoái được định giá quá cao, làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, dẫn tới hiện tượng bong bóng giá tài sản và điều này đã từng xảy ra trong quá khứ dẫn đến các cuộc khủng hoảng trước đây.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã cảnh báo. Những lợi ích trung hạn mà các nền kinh tế mới nổi có thể nhận được từ sự tăng trưởng ở Mỹ hiện đang bị chặn lại bởi những rủi ro trong ngắn hạn từ "cơn bão vốn" của chính sách Mỹ.
Vấn đề mấu chốt là chúng ta đang thiếu những cơ hội để cùng góp mặt tại một chương trình nghị sự quốc tế mà ở đó có sự tham gia của FED, và các quan chức quản lý tài chính của các nền kinh tế mới nổi. Cuộc đối thoại này nên tập chung vào hai vấn đề là cải cách tiền tệ toàn cầu, cơ chế hợp tác quốc tế về tiền tệ trong ngắn hạn, và một sự thay đổi lâu dài hướng tới một hệ thống tiền tệ quốc tế mới dựa trên một đồng tiền dự trữ toàn cầu có sức đề kháng cao.
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi Quốc tế cùng phối hợp hành động để duy trì sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, trong tháng Mười IMF dự kiến sẽ đưa ra một chính sách chung cho việc sử dụng các nguồn vốn.
Đồng thời, ngân hàng thế giới (WB) và IMF cũng có cuộc gặp mặt tại Tokyo trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 và đó có thể là cơ hội lý tưởng để bắt đầu cho các chương trình nghị sự quốc tế nhằm định hướng cho việc phối hợp xuyên biên giới về vấn đề tiền tệ, và khởi động một cuộc thảo luận về tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Tác giả: Nguyễn Công Huân (TH)
Theo VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com