Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GDP vì sao vênh nhau?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Hàng quý và nhất là hàng năm không thể không nói đến tốc độ tăng trưởng GDP.

Đây là vấn đề không có gì mới. Tuy vậy liên tục những năm vừa qua, chỉ số GDP nước ta đang tồn tại hiện tượng khác lạ, thậm chí có thể nói là không bình thường. Tốc độ tăng trưởng GDP tổng hợp từ các địa phương luôn luôn cao hơn GDP của cả nước do Tổng cục Thống kê công bố.

Cơ quan thống kê các địa phương đưa ra chỉ số tăng trưởng GDP hằng năm của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi Tổng cục Thống kê được giao nhiệm vụ xác định và công bố tốc độ tăng trưởng GDP từng năm của cả nước. Dựa vào số liệu công bố của các địa phương tính ra được mức tăng trưởng bình quân GDP của cả nước, cách làm đó đúng cả về số học cũng như kinh tế học. Về mặt nguyên lý, số liệu tính toán của Tổng cục Thống kê so với số liệu của các địa phương phải như nhau, nếu có sai lệch chỉ ở mức không đáng kể. Trong thực tế có đến 2 chỉ số phản ánh GDP vênh nhau quá lớn. Từ năm 2000-2009, chỉ số tăng trưởng bình quân GDP của các địa phương liên tục cao hơn so với Tổng cục Thống kê công bố. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước do Tổng cục Thống kê công bố đạt 5,32%, trong khi đó số liệu tổng hợp của các địa phương lên đến 8,68%, vênh nhau hơn 3,3%. Năm trước đó (năm 2008) độ vênh nhau trở thành “vô địch”: 6,31%/11%, sai lệch 4,69%. Tính bình quân từ năm 1999 đến hết năm 2009, số liệu chênh nhau đến hơn 3%.

Vấn đề nói trên được “mổ xẻ” bởi hai nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, do các địa phương non kém chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc làm sai ngoài ý muốn. Thứ hai, “bệnh thành tích” khi xác định GDP. Đây được coi là nguyên nhân chính. Các tỉnh đều muốn thể hiện sự “ăn nên làm ra” bằng chỉ số GDP tăng trưởng cao trong khi cuộc sống thực của người dân không hề tương xứng với chỉ số tăng trưởng GDP. Gần đây, báo cáo nhiệm kỳ của các Đại hội Đảng, cho thấy, GDP các tỉnh đều tăng hơn 10% thì không rõ GDP của cả nước có vượt 10% trong 5 năm qua?

Mọi người đều mong muốn GDP tăng trưởng vững chắc, nếu chỉ vì “bệnh thành tích” để tạo ra GDP cao hơn thực tế cần phải được chấn chỉnh.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bán nhà qua sàn: Mới dừng ở khẩu hiệu!
  • Bội chi ngân sách vẫn chưa có 'thuốc' chữa
  • Siết vàng, cung vốn ngân hàng "teo"
  • Đối sách nào cho ngân hàng nội?
  • Sàn vàng “chui” trỗi dậy
  • “Ấm”, “lạnh” theo dòng vốn
  • Tín hiệu “thắt chặt tiền tệ” trên thị trường mở?
  • Bất động sản Bình Dương hút nhà đầu tư Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!