Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá USD tăng, doanh nghiệp mua USD cách nào?

Chiều 21-10, ở các tiệm vàng tại TP.HCM, giá USD vẫn tiếp tục giao dịch ở mức mua vào 20.100 VND/USD, bán ra 20.220 VND/USD.

Tại Hà Nội, sáng 21-10, giá USD ở một số điểm giao dịch ngoại tệ tự do mua vào là 20.100 VND/USD, bán ra là 20.150 VND/USD, giảm 20 VND/USD so với cuối giờ chiều 20-10.

Với sức nóng của giá USD tự do, ngày 20-10, Vietinbank đã nâng giá thu mua USD lên kịch trần 19.500 VND/USD, bằng giá niêm yết USD bán ra và kịch trần biên độ ±3% theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng (NH). Sáng cùng ngày, Eximbank cũng chính thức nâng giá mua vào tương tự. Trong khi đó, Vietcombank vẫn niêm yết giá cũ, mua vào 19.490 VND/USD, bán ra 19.500 VND/USD.

Tuy nhiên, với sức ép của thị trường tự do được giao dịch phổ biến tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý và các chợ đen, thực tế, các DN xuất nhập khẩu vẫn buộc phải mua USD theo giá thị trường để thanh toán các hóa đơn nhập nguyên liệu. Theo một đại diện Vietcombank, tỉ giá mua-bán của các NH là tỉ giá liên NH. Thực tế, các NH phải tự cân đối nguồn ngoại tệ. Giá chợ đen cao, khách không bán USD cho NH dẫn đến nguồn ngoại tệ của NH luôn trong tình trạng khan hiếm, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của DN.

Theo đại diện một DN, hiện DN chỉ có thể mua USD của NH bằng một trong ba cách: Một là mua theo giá thị trường nhưng trên hóa đơn vẫn ghi theo giá NH niêm yết. Hai là mua theo giá niêm yết của NH nhưng phải trả thêm các khoản phí, nên giá mua thực tế vẫn bằng đúng giá thị trường. Ba là mua USD ở chợ đen về bán lại cho NH (theo giá niêm yết), rồi lập hóa đơn chứng từ mua USD của NH theo giá niêm yết.

Mặc dù đại diện NH Nhà nước cho biết sẽ cho kiểm tra việc mua bán ngoại tệ này tại các điểm kinh doanh nhưng ngoài các điểm giao dịch NH, TP.HCM hiện có 83 đại lý thu đổi ngoại tệ chủ yếu tại các khách sạn ba sao trở lên, siêu thị, sân bay, các trung tâm thương mại…, chưa kể hàng trăm cửa hàng vàng bạc tư nhân và các khu chợ đen. Vì vậy, việc kiểm tra sẽ rất khó khăn. Trong khi đó, theo dự báo, quý 4-2010, diễn biến tỉ giá USD sẽ khá phức tạp bởi cung-cầu ngoại tệ tăng do nhập siêu cao hơn gấp đôi cùng kỳ; nhu cầu vay ngoại tệ có xu hướng giảm do lãi suất VND giảm nhẹ trong khi lãi suất ngoại tệ tăng.

( Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nợ công của Việt Nam nhìn từ The Economist
  • Chủ tịch IMF: Dòng tiền nóng vào Châu Á gây bất ổn tài chính
  • Doanh nghiệp Việt Nam lo ngại biến động tỷ giá
  • Chiến tranh tiền tệ: Hầm trú ẩn nào cho Việt Nam?
  • Doanh nghiệp Việt và câu chuyện tỉ giá
  • Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
  • Khi ADB phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ...
  • Làm sao ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!